Các chỉ tiêu biểu hiện ngày công

Một phần của tài liệu NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 34)

Quỹ thời gian có thể sử dụng cao nhất Số giờ công làm

thêm

Số giờ công làm thực tế trong chế độ

Số giờ công vắng mặt có lý do

Số giờ công tổn

thất Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn

Từ sơ đồ trên ta có thể tính được các chỉ tiêu sau dây:

- Độ dài ngày làm việc bình quân theo chế độ (Lcđ).

Tổng số giờ công làm việc thực tê trong chế độ Lcđ = --- (giờ) Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung - Độ dài ngày làm việc bình quân hoàn toàn (Lhh).

Tổng số giờ làm việc thực tế hoàn toàn

Lhh = --- (giờ) Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung

Ngoài ra còn tính hệ số làm thêm giờ (Hg).

- Hệ số làm thêm giờ phản ánh việc tăng cường độ lao động về thời gian, được xác định theo các cách sau:

Tổng số giờ công làm việc thực tế hàon toàn

Hg = --- (giờ) Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ

Hg >=1

Từ công thức tính hệ số làm thêm giờ trên ta có thể biết được có làm thêm giờ hay không làm thêm giờ.

+ Nếu như Hg =1 nghĩa là tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn bằng tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ, không suất hiện nhu cầu làm thêm giờ vì đã đảm bảo được tiến độ công việc.

+ Nếu Hg > 1 nghĩa là tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn lớn hơn tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ, không xuất hiện nhu cầu làm thêm giờ.

Vậy việc tận dụng thời gian và sử dụng thời gian lao động hợp lý là một vấn đề quan trọng của quản lý lao động ở mỗi doanh nghiệp. Thời gian lao động là quỹ thời gian cần thiêt để người lao động sản xuất kinh doanh. Sử dụng thời gian lao động một cách hợp lý cũng là nhân tố làm tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần áp dụng tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý quỹ thời gian một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh các chỉ tiêu về sử dụng thời gian lao động, chung ta cần phải chú ý đến một vấn đề quan trọng nữa đó là cường độ lao động, vì đó là mức độ khẩn trương trong làm việc, là sự hao phí trí não, sức cơ bắp và sức thần kinh trong một đơn vị thời gian. Nó cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến hiệu suất lao động và chất lượng công tác. Nếu cường độ lao động nhỏ hơn mức trung bình sẽ làm giảm năng suất lao động và ngược lại nếu cường độ lao động lớn hơn mức trung bình sẽ làm cơ thể nhanh mệt mỏi. Vì vậy trong doanh nghiệp phải tạo điều kiện để duy trì cường độ lao động trung bình. Đối với người lao động có cường độ lao động vượt quá mức trung bình thì doanh nghiệp phải khắc phục tình trạng này để dem lại sự công bằng cho người lao động. Nói tóm lại để đạt được mục tiêu đề ra của mình mỗi doanh nghiệp cần phải duy trì một cường độ làm việc hợp lý nhất. Tránh không được lạm dụng cường độ lao động, nếu không hậu quả đem lại cho doanh nghiệp của mình là rất lớn.

1.3.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.

Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời

gian nhất định. C. Mác đã viết: “ nói chung sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng tinh trong sản phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của một lao động càng ít thì thời gian tất yếu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng nhiều và giá trị của nó càng lớn. Như vậy số lượng, giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hóa đó và thay đổi theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”.

Sau đây là các phương pháp tính năng suất lao động:

- Trong trường hợp thời gian cố định ta có công thức sau:

Số lượng sản phẩm sản xuất ra W = --- Lượng thời gian lao động hao phí

- Trong trường hợp sản lượng cố địng ta có công thức như sau:

+ Đối với năng suất lao động bình quân giờ (Wg).

Số lượng sản phẩm sản xuất ra W = --- Tổng giờ công làm việc thực tế

+ Đối với năng suất lao động bình quân ngày (Wg):

Số lượng sản phẩm sản xuất ra Wg = --- Tổng giờ công làm việc thực tế

+ Đối với năng suất lao động bình quân ngày (Wn):

Số lượng sản phẩm sản xuất ra Wn = --- Tổng số ngày công làm việc thực tế

+ Đối với lao động bình quân tháng ( quý, năm) (Wt):

Số lượng sản phẩm sản xuất ra Wt = --- Số lượng lao động bình quân

+ Đối với năng suất bình quân một lao động (Wlđ):

Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng (quí, năm) Wlđ = --- Số lượng lao động bình quân tháng (quý, năm)

Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian lao động như nhau, năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều, nhưng giá trị sáng tạo ra không và thế mà tăng lên. Vì đi đôi với năng suất lao động tăng, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ giảm bớt, do đó giá trị của đơn vị hàng hóa càng thấp xuống.

Tăng năng suất lao động không chỉ là một hiện tượng kinh tế thông thường mà là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội, nó mang nhiều ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng, bao gồm:

- Việc tăng năng suất lao động cho phép giảm được số lượng người làm việc, do đó cũng tiết kiệm được quỹ lương, đồng thời lại tăng tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng.

- Năng suât lao động tăng nhanh và cao sẽ tạo điều kiện làm tăng quy mô và tốc độ của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề tích lũy, tiêu dùng.

- Việc tăng năng suất lao động có thể làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.

Bởi năng suất lao động còn thấp vì chưa khai thác hêt tiềm năng, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nhập quốc dân đầu người hàng năm thấp. Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống, Việt Nam phải tìm mọi

cách để tăng năng suất lao động. Đó là biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đfại hóa đất nước, phấn đấu để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

1.3.5. TRẢ CÔNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trả công người lao động là hình thức khuyến khích người lao động, nếu việc trả công thực hiện hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động.

Hiện nay thường có hai hình thức trả công đó là hình thức trả công theo thời gian và hình thức trả công theo sản phẩm.

Một phần của tài liệu NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w