0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Sự chuyển biến kinh tế của thị trấn Lang Chán h huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN LANG CHÁNH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2008) (Trang 26 -26 )

Trong những năm truớc 1996 kinh tế của thị trấn Lang Chánh chủ yếu là kinh tế nông – lâm nghiệp.Kinh tế thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ xuất hiện nhưng đang còn yếu và chưa thực sự trở thành kinh tế cơ bản của thị trấn. Nhưng sang những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế thị trấn phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 2.2.1: Cơ cấu kinh tế thị trấn Lang Chánh qua các năm (%)

Tỷ trọng 1998 2001 2004 2007

Nông – lâm nghiệp 47 41 37 31

Thủ công nghiệp 32 35 36 37

Thương mại - dịch vụ 21 24 27 32

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thị trấn Lang Chánh năm 1998, 2001, 2004, 2007)

Từ bảng thống kê trên cho thấy kinh tế thị trấn Lang Chánh đang có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất vì có như vậy mới làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tớnh chất và trỡmh độ của lực lượng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xu thế phát triển chung của thế giới cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ. Đó là qúa trình làm

thay đổi, điều chỉnh các yếu tố trong cấu trúc kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện khách quan của nền kinh tế, nhằm phát triển kinh tế đạt trình độ tăng trưởng nhanh, mạnh, bền vững. Trên thế giới đã và đang sảy ra hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn:

- Chuyển dịch từ khu vực sản xuất sang khu vực dịch vụ (chủ yếu diễn ra ở các nước công nghiệp tiên tiến nhất).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển mà chủ yếu là nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng gia tăng sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp.

Nước ta từ một nước nông nghiệp, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của thị trấn Lang Chánh cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy rừ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn Lang Chánh: Tỷ trọng nông – lâm nghiệp giảm, tỷ trọng thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng.Trong đó tỷ trọng thương mại, dịch vụ tăng nhanh nhất, tăng 11% trong 9 năm, bình quân hàng năm tăng 1,2%. Thủ công nghiệp tăng 5% trong 9 năm, trung bình mỗi năm tăng 0,6%. Riờng nông – lâm nghiệp giảm 16%, trung bình mỗi năm giảm 1,8%. Thủ công nghiệp là thế mạnh của kinh tế thị trấn Lang Chánh. Việc giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cho thấy cơ cấu kinh tế của thị trấn Lang Chánh đang có sự chuyển biến tích cực theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lang Chánh là vùng núi cao thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và thực hiện nông lâm kết hợp.Từ điều kiện thuận lợi đó, thị trấn Lang Chỏnh đó cú những chủ trương phù hợp, tiếp tục phát huy nội lực khai thác hợp lý thế mạnh đất đai, tài nguyên lao động đẩy

mạnh phát triển sản xuất lâm – nông - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ một cách toàn diện, ổn định vững chắc theo hướng thâm canh chuyên canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuụi.Tạo ra nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoỏ lõm nông sản phục vụ đời sống nhõn dõn.Xõy dựng, quy hoạch, xác định cơ cấu kinh tế bố trí phát triển cây – con hợp lý để nhanh chóng hình thành vùng, tiểu vùng kinh tế phù hợp với thị trấn Lang Chánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN LANG CHÁNH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2008) (Trang 26 -26 )

×