Thủ công nghiệp và công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 44 - 46)

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Cựng với kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm làm ra ngày càng phong phú, đa dạng.Giá trị tổng sản lượng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp hàng năm không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Thị trấn Lang Chánh là địa bàn thuận lợi cho hoạt động giao lưu phát triển ngành nghề thủ công nghiệp - dịch vụ phục vụ yêu cầu người tiêu dùng trong địa phương.Cỏc ngành nghề như: vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, rèn dụng cụ cầm tay, may mặc, xát nghiền, sữa chữa…từng bước phát triển thu hút lao động có việc làm ổn định.

Giai đoạn đầu những năm 1996 đến năm 2000 hoạt động tiểu thủ công nghiệp đang còn đơn lẻ, thô sơ. Đến năm 2001 đã bắt đầu xuất hiện những cơ sở sản xuất tập trung chứng tỏ thủ công nghiệp bắt đầu phát triển.Năm 2001 toàn thị trấn có 5 cơ sở sản xuất gạch ( chiếm 60% toàn huyện): Cơ sở Minh Tõm ở tổ 1 phố II; Cơ sở Khánh Toàn ở tổ 2 phố I; Cơ sở Thắng Minh ở Bản Lưỡi; Cơ sở Đức Thắng ở tổ 3 phố I; Cơ sở Anh Độ ở Bản Trải. Sản xuất vôi xây dựng có 4 cơ sở chiếm 55% toàn huyện ; Rèn dụng cụ có 3 cơ sở chiếm 60% toàn huyện. Đến năm 2004 sản xuất gạch giảm xuống còn 4 cơ sở do hoả hoạn.Sản xuất vôi xây dựng và rèn dụng cụ tăng 1 cơ sở.

Bảng 2.2.11 Tỡnh hình phát triển thủ công nghiệp của thị trấn Lang chánh từ năm 1996 – 2008 Năm Đơn vị 1996 1997 1998 2000 2001 2005 2007 2008 Sản xuất gạch Viên 67 vạn 67 vạn 90 vạn 125 vạn 140 vạn 145 vạn 168 vạn 240 vạn Sản xuất vôi cục Tấn 130 142 100 120 110 130 150 160 Rèn dụng cụ cầm tay Sản phẩm 2.200 2.500 4000 4.680 5200 5700 6000 6000 Sản xuất đá, cát, sỏi M3 680 680 1.200 1.540 1.936 2.100 2.376 2.400 Mộc dân dụng M3 85 87 90 116 136 163 165 172

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy khối lượng của các ngành thủ công nghiệp đều tăng nhanh và đều.Sản xuất gạch tăng từ 67 vạn viờn lờn 120 vạn viên, trong 12 năm tăng 53 vạn viờn.Tức là trung bình mỗi năm sản xuất thêm 4,4 vạn viờn.Sản xuất vôi cục cũng phát triển, từ năm 1996 đến năm 2008 tăng 30 tấn.Sản phẩm rèn dụng cụ cầm tay tăng nhanh nhất.Từ năm 1996 đến năm 2008 tăng gần gấp 3 lần, từ 2.200 sản phẩm năm 1996, lên 6000 sản phẩm năm 2008.Cùng với đó là sự phát triển không ngừng của sản xuất đỏ, cỏt, sỏi và mộc dân dụng.Từ khi có chủ trương của huyện về phát triển nghề thủ công thì nghề chạm khắc của thị trấn được đõỷ mạnh. Dưới bàn tay tài hoa của các thợ thủ công, những khúc gỗ đã được tạo thành nhiều đồ vật có giá trị thẩm mỹ và sử dụng rất cao:cỏc tượng con vật, các đồ trang trí trong nhà… Ở thị trấn bỡnh quân của mỗi lao động làm nghề mộc dân dụng đạt từ 600 đến 800 đồng/thỏng.

Dựa trên thế mạnh của huyện Lang Chánh là rừng luồng, năm 2000 xưởng đũa Đồng Nai đặt chi nhánh tại tổ 2 phố II thị trấn Lang Chánh. Xưởng đũa ra đời là một biện pháp tốt giải quyết vấn đề lao động cho người dân địa phương.Khi mới ra đời Xưởng đũa chỉ mới thu hút được 10 người dân thị trấn đến lao động. Đến năm 2008 đã tăng lên 28 người.Ban đầu xưởng

đũa gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất lạc hậu,việc chế biến chủ yếu là thô sơ. Nhưng hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc được đưa vào sản xuất, năng xuất xưởng đũa tăng nhanh, thu nhập người lao động cũng từ đó tăng cao.Năm 2007 lương bình quân là 1.200.000 đồng/thỏng.

Năm 2005 Bản Trải được đưa vào kế hoạch phát triển làng nghề dệt vải. Đến năm 2008 đã xõy dựng được cho mình một mô hình làng nghề ổn định và phát triển. Cùng với các nghề tiểu thủ công như làm đậu, nấu rượu phát triển mạnh kết hợp với chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho người dân.Điều này đã làm cho giỏ trị thủ công nghiệp của thị trấn tăng nhanh.Năm 1997 đạt 1,5 tỷ đồng.Năm 2003 đạt 2,818 tỷ đồng và năm 2004 đạt 2,890 tỷ đồng chiếm 56% tổng giá trị thủ công nghiệp của toàn huyện. Giá trị thủ công nghiệp tăng chứng tỏ nền kinh tế của thị trấn Lang Chánh đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp gần đây có bước phát triển mới.Sản phẩm làm ra phong phú, đa dạng.Bờn cạnh những ngành nghề thủ công mang tính chất truyền thống thỡ đó xuất hiện một số nghề thủ công mới đem lại thu nhập cao.Tổng giá trị sản xuất thủ công nghiệp hàng năm đều tăng.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế của thị trấn.

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w