Trải qua hơn 10 năm phát triển (từ năm 1996 – 2008), kinh tế thị trấn Lang Chánh có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng tự hào.Sự phát triển của kinh tế của thị trấn trong những năm qua đã tác động rất lớn
đến đời sống xã hội, văn hoá trên địa bàn thị trấn. Đời sống nhõn dõn được nõng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về thu nhập bình quân đầu người ở thị trấn Lang Chánh giai đoạn 1996 – 2008 là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của thị trấn.Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn Lang Chánh thu nhập bình quân đầu người/năm của người dân thị trấn có sự chuyển thay đổi:
Bảng 3.2.1 Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn Lang Chánh Giai đoạn 1996 - 2008
Năm Thu nhập bình quân (triệu)
1996 1.7 1997 1.8 1998 2 1999 2.1 2000 2.3 2001 2.5 2002 2.7 2003 3.1 2004 3.4 2005 3.7 2006 4.2 2007 4.8 2008 5.2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thị trấn năm 1996 – 2008) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, mức thu nhập bình quân đầu người/năm của thị trấn Lang Chỏnh cú sự thay đổi. Trong 12 năm (1996- 2008), thu nhập bình quân người/năm tăng từ 1,7 triệu đồng/người/năm lên 5,2 triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 triệu đồng, tức trung bình hàng năm tăng 0,29 triệu đồng.Năm 2008 thu nhập bỡnh quõn/người gấp 3,1 lần năm 1996.Trong từng giai đoạn có sự tăng thu nhập bình quân không giống nhau, cụ thể:
Trong những năm đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ năm 1996-2000) tăng 0,4 triệu, tức hàng năm chỉ tăng được 0,1 triệu
đồng/người/năm.Với mức thu nhập này cuộc sống của người dõn đang cũn gặp nhiều khó khăn, sự phõn hoá giàu nghèo chưa rừ rệt.
Đến giai đoạn 2000-2008, mức thu nhập của người dõn tăng lên nhanh chóng.Thu nhập bình quõn trong 8 năm tăng 3,1 triệu, trung bình hàng năm tăng 0,38 triệu. Đặc biệt từ năm 2006 thu nhập bình quõn đầu người của thị trấn Lang Chánh có sự chuyển dịch mạnh.Năm 2006 thu nhập hơn năm 2005 là 0,5 triệu đồng.Trung bình từ năm 2005 đến năm 2008 thu nhập tăng 1,5 triệu đồng. Điều này thể hiện sự phát triển nhanh chóng của thị trấn Lang Chánh trong những năm gần đõy.Thị trấn đang bước nhanh vào con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thu nhập bình quõn đầu người/năm của thị trấn tăng nhanh là do có sự lónh đạo cụ thể và phù hợp của các cấp, các ngành đến từng địa phương. Mặt khác trong giai đoạn này nền kinh tế thị trấn Lang Chánh chuyển dịch mạnh mẽ. Kinh tế thị trấn từ chỗ lấy nông- lõm nghiệp làm chủ đạo chuyển sang phát triển kinh tế thủ công nghiệp- thương nghiệp - dịch vụ.Vì thế mức thu nhập của người dõn tăng lên những năm hiện nay.Cùng với đó là đời sống nhõn dõn thị trấn được nõng cao hơn trước. Do sự phát triển của đời sống kinh tế tại mọi khu vực cư dõn, những tiện nghi sinh hoạt trong đó có nhiều phương tiện nghe nhìn hiện đại ngày càng được phổ biến trong nhõn dõn với mật độ cao hơn so với các vùng khác trong huyện. Tỷ lệ số hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 100%. Các dóy phố phát triển của thị trấn chủ yếu là nhà 2-3 tầng. Năm 1997 toàn thị trấn mới có điện thắp sáng 100% và 54% gia đình có tivi, 45% gia đình có điện thoại cố định. Đến năm 2008 có 93% gia đình có tivi và 87% gia đình có điện thoại cố định, 25% gia đình có máy giặt; 89% gia đình có xe máy. Có những hộ gia đình có 2 đến 3 xe máy. 6% gia đình có xe ôtô du lịch…Hiện nay khi đời sống nhõn dõn được nõng cao, việc sử dụng điện thoại di động phổ biến nhiều trong nhõn dõn thị trấn. Nhiều gia đình có điều kiện đã cho con em mình sử dụng điện thoại từ
khi cũn học cấp II. Năm 2007 theo thống kê đã có 1779 người dùng điện thoại di động, chiếm 42% dõn số thị trấn (Số liệu của phòng nội vụ huyện Lang Chánh). Nhiều cá nhõn đã đầu tư mua sắm những phương tiện dịch vụ văn hóa, vừa phục vụ nhu cầu gia đình, vừa làm dịch vụ như dàn nhạc phục vụ đám cưới…
Thị trấn Lang Chánh ngay từ khi thành lập đã mang chức năng chính trị - hành chính. Những cơ sở hạ tầng văn hoỏ cú điều kiện được xây dựng mới, sữa chữa hoàn thiện ở thị trấn và trở thành trung tâm văn hoá của toàn huyện.
Phòng văn hóa huyện Lang Chánh nằm trên địa bàn thị trấn – là cơ quan văn hoá của cả huyện, quản lý mọi hoạt động văn hoá trong toàn huyện. Năm 1999 nhà văn hoá thị trấn được xõy dựng trở thành nơi tổ chức mọi hoạt động văn hoá của người dõn thị trấn Lang Chánh. Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt tổ chức cộng đồng như: Hộ phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, … Hàng năm, UBND thị trấn tổ chức những ngày lễ văn hoá cho người dõn thị trấn. Ví dụ năm 2004 Đoàn thanh niên phối hợp với Hội phụ nữ, Ban văn hóa thị trấn tổ chức giải cầu lông thanh niên lần thứ 3, kết quả 8/8 phố bản tham gia.
Trong nhiều năm qua, ngàng văn hoá thông tin tỉnh Thanh Hoá đã chú trọng chỉ đạo tổ chức xõy dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin đặc biệt là công tác xõy dựng làng bản văn hoá đối với các vùng miền núi. Sau khi có chủ trương xõy dựng đời sống văn hoá cơ sở của Đảng, ngành Văn hoá thông tin Thanh Hoá đã chỉ đạo giúp đỡ các huyện miền núi trong tỉnh thực hiện tốt công tác xõy dựng làng văn hoá. Từ việc thử nghiệm, chỉ đạo thực tế xõy dựng làng văn hoá, toàn tỉnh Thanh Hoá đã khai trương xõy dựng được trên 300 làng văn hoá. Xõy dựng làng văn hoá tại các huyện miền núi có tác dụng lớn đối với đời sống xã hội, tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và
miền núi Thanh Hoá. Trong đó, huyện Lang Chánh được đánh giá là huyện có phong trào mạnh trong việc xõy dựng làng văn hoá.
Trên cơ sở các nội dung, tiêu chuẩn xõy dựng làng văn hoá- phố văn hoá, từng gia đình trong địa bàn thị trấn đã tự giác thực hiện tiêu chuẩn.Năm 1999 thị trấn có Bản Lưỡi được công nhận là làng văn hoá và 125 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, chiếm tỷ lệ 16% số hộ thị trấn. Đến năm 2004 có 361 gia đình ông bà mẫu mực con chỏu hiếu thảo và 548 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, chiếm 55% số hộ thị trấn. Và 158 hộ đạt tiêu chuẩn thể thao. Đến năm 2006 thị trấn có thêm Bản Trải 1 được công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá.
Đời sống nhõn dõn nõng cao kéo theo đó các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao phát triển. Thị trấn chưa xõy dựng được trung tõm vui chơi giải trí chung nhưng ở mỗi cơ quan đều có sõn vui chơi cho cán bộ công nhõn viên như sõn cầu lông, sõn bóng rổ, sõn bóng đá… Trung tõm bưu chớnh viễn thông của toàn huyện nằm ở tổ2, phố 1 thị trấn Lang Chánh. Những năm gần đõy công tác viễn thông đã đáp ứng được nhu cầu của người dõn địa phương. Đời sống của nhõn dõn thị trấn nõng cao thể hiện qua văn hoá trang phục của người dõn.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng phát triển. Ngày xưa là nhu cầu ăn no, mặc ấm thì nay chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp. Nhu cầu ăn mặc phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người dõn địa phương. Hàng loạt cửa hàng thời trang được mở ra trên điạ bàn thị trấn. Quần áo nhập về đa số là lấy từ thành phố Thanh Hoá hoặc thành phố Hà Hội, điều này đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dõn thị trấn. Hiện nay, phong trào đồng phục công sở đang phát triển. Mỗi cơ quan, trường học đều có đồng phục riêng cho mình. Tất cả những điều này đã làm cho diện mạo của thị trấn Lang Chánh mới mẻ hơn giai đoạn trước.
Mặt trái của văn hoá trang phục là sự đua đòi của một lớp thanh niên thị trấn chạy theo mốt như nhuộm tóc đỏ, vàng, ăn mặc quần áo không lịch sự và không phù hợp với lứa tuổi cũng như môi trường sống. Đõy chính là những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi liền với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật… là sự phõn hoá giàu nghèo. Sự phõn hoá giàu nghèo trong xã hội được hình thành trên cơ sở tích tụ về kinh tế, tức tài sản, trí tuệ và ưu thế về quyền lực hay uy tín.
Bảng 3.2.1 Số hộ nghèo của thị trấn lang Chánh
Năm Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo
1996 9 59 2001 5,5 51 2002 4,8 45 2004 4,1 38 2005 3,1 32 2007 2,3 26 2008 1,8 21
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thị trấn Lang Chánh qua các năm 1996,2001,2002,2004,2005,2007,2008)
Nhìn vào bảng số liệu, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm nhanh. Năm 1996 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 9% số hộ toàn thị trấn, đến năm 2008 còn 1,8% số hộ, tức là giảm xuống 7,2% trong 12 năm. Số hộ nghèo giảm đi liền với số hộ giàu tăng lên. Bên cạnh những cá nhõn hàng tháng chỉ thu nhập được 100.000 đến 200.000 đồng/thỏng/năm thì nhiều cá nhõn đó có thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/ tháng /năm. Tỷ lệ hộ giàu tăng lên nhanh qua các năm, từ 10% dân số năm 1998 lên 18% năm 2007. Số hộ giàu lên ở thị trấn chủ yếu là các hộ kinh doanh sống ở trung tâm thị trấn (dọc đường phố II, phố I). Tỷ lệ này không qúa lớn để dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thị trấn.
Sự phõn hoỏ giàu nghèo của thị trấn Lang Chỏnh cũn được thể hiện qua diện mạo đô thị. Đó là sự khác biệt của những khu nhà, những cơ sở hạ
tầng của từng phố, bản. Bên cạnh những khu nhà tranh, cấp bốn là những ngôi nhà 3 tầng khang trang. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn trong những năm gần đõy là do chính sách giảm nghèo của địa phương có tác dụng tích cực đến nhân dân như tạo công ăn việc làm, tạo nguồn vay vốn cho hộ nghốo…Nhưng biện pháp lâu dài nhất để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo phúc lợi xã hội cũng như tạo việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định.
Đời sống nhõn dõn thị trấn trong những năm gần đõy có sự biến chuyển mạnh nhưng kéo theo đó là tệ nạn xã hội cũng xuất hiện nhiều trên địa bàn. Theo báo cáo hàng năm của UBND thị trấn, tệ nạn xã hội của thị trấn Lang Chánh đứng đầu trong toàn huyện. Nạn ăn trộm, ăn cắp, nghiện hút, nhiễm HIV… sảy ra nhiều ở thị trấn. Đõy là tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại thị trấn. Vì vậy lónh đạo các cấp cần có những chính sách thích hợp để đẩy lựi các tệ nạn này.
3.3. Giáo dục
Giáo dục là nhân tố quan trọng, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, mỗi người đều phải có nghĩa vụ học tập để nâng cao trình độ dân trí góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Chớnh vì thế, cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục văn hoá thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có nhiều biến đổi đáp ứng nhu cầu đất nước.Thực hiện phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, giáo dục đào tạo là một trong những đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển, cho nên uỷ ban nhân dân thị trấn hết sức chú trọng vào sự nghiệp “trồng người”.
Sự nghiệp văn hoá giáo dục đào tạo, mục tiêu chủ yếu là tạo ra con người xã hội chủ nghĩa. Công tác xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn này được đẩy mạnh từ đó đẩy nền giáo dục thị trấn phát triển nhanh những năm trước 1996.
Trước năm 1996 trên địa bàn thị trấn có 5 trường và tất cả là công lập: trường mầm non thị trấn; trường tiểu học thị trấn; trường THCS thị trấn; trường phổ thông cấp 2-3 Lang Chánh và trường bổ túc văn hoá. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế, nền giáo dục của thị trấn có những thay đổi cả về số lượng và chất lương. Hiện nay toàn thị trấn có 7 trường, trong đó đã có 1 trường bán công. Ngoài những trường đã được xõy dựng từ trước năm 1996 trên địa bàn thị trấn cũn được xõy dựng thêm trường giáo dục thường xuyên và trường phổ thông cấp 2-3 được tách ra thành hai trường là trường THCS dõn tộc nội trú và trường THPT Lang Chánh. Sự phát triển nền giáo dục thị trấn Lang Chánh được thể hiện rừ qua từng cấp học.
* Ở cấp học mầm non
Do đời sống kinh tế phát triển, các gia đình có nhu cầu gửi con em mình đến các nhà trẻ.Giỏo dục mầm non rất quan trọng vì đây là giai đoạn hình thành cho trẻ những nhận thức ban đầu về thế giới nhưng có ý nghĩa lâu dài đến sự phát triển nhân cách con người
Trường mầm non thị trấn đóng tại trung tâm phố 3 thuộc thị trấn Lang Chánh. Tổng diện tích mặt bằng toàn trường là 4.000m2.Trường được thành lập từ tháng 8 năm 1993 có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo quy mô trường trọng điểm, trường trung tâm chất lượng cao của ngành học mầm non toàn huyện.
Tiền thân của trường là từ 14 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ở các cơ quan lâm trường, bệnh viện, ngân hàng, trường học, UBND huỵờn, 2 làng bản.Cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm đầu rất khó khăn, các lớp lẻ đều học nhờ vào cỏc phũng cũ của các đơn vị chủ quản.Cụng tỏc quản lý cũng rất mới mẻ, trước đây là do đội ngũ chuyên trách ở các đơn vị quản lý.
Trước những đòi hỏi của nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước hệ thống trường mầm non trọng điểm của các huyện thị trong tỉnh
đồng loạt ra đời trong đó có trường mầm non thị trấn Lang Chánh. Đây là 1 bước ngoặt quan trọng mở đầu cho sự khởi sắc của bậc học mầm non huyện Lang Chánh nói chung và trường mầm non thị trấn nói riêng.
Mặc dù còn khó khăn về hệ thống cơ sở vật chất và công tác quản lý mới mẻ, nhưng trường mầm non thị trấn thành lập đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của cán bộ giáo viên mầm non tại thị trấn và nhõn dõn toàn huyện .Ngôi trường mới có 6 phòng cấp bốn là nơi để giáo viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đã được lĩnh hội tại các cơ sở đào tạo.
Tháng 8 năm 1993 tổng số cán bộ giáo viên trong trường là 32 người trong đó quản lý 3 người, cán bộ hành chính 3 người, giáo viên là 26 người.Tổng số học sinh toàn trường là 312 cháu với 11 lớp tại 6 điểm trường. Đến năm 2001-2002 toàn trường đã lập lại 1 tụ điểm, gồm 9 lớp, trong đó có 3 nhóm trẻ vfa 6 lớp mẫu giỏo.Trường được chuyển đổi thành hệ bỏn cụng với tên trường là Trường mầm non bỏn cụng thị trấn Lang Chỏnh.Tổng số học sinh là 240 cháu. Đội ngũ cán bộ giáo viên 26 người,ban giám hiệu 3 người, hành chính 1 người, giáo viên 22 người.
Năm 2005- 2006 trường được xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, gồm 12 phòng học kiên cố, trong đó có 10 phòng học hai tầng và 2 phòng học 1 tầng, có hệ thống sân chơi thoáng mát sạch đẹp tường rào bao quanh, có cây xanh bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, toàn bộ đồ dùng phục vụ