Thương nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 46 - 53)

Thị trấn Lang Chánh là trung tâm chính trị - kinh tế - xó hụị của huyện Lang Chánh, nơi tập trung cơ quan đầu não của toàn huyện.Vỡ vậy ở đây thương mại và dịch vụ phát triển nhất trong cả huyện. Năm 1998 ngành thương mại - dịch vụ chiếm 21%, thì đến năm 2008 đã tăng lên 32 % trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của thị trấn Lang Chánh.

Toàn huyện có một chợ lớn nhất: Chợ Lang Chánh,nằm giữa ngã tư của thị trấn, tập trung mọi đầu mối buôn bán của toàn huyện về đõy.Năm 1999 chợ đã được quy hoạch và cho xây dựng lại thành hai dóy quầy hàng

gồm 51 gian hàng chủ yếu là vải, hàng tiêu dùng, hàng vật liệu xõy dựng cũn các loại thực phẩm, lương thực bán ngoài trời. Đến năm 2005 chợ được quy hoạch lại, mở rộng diện tích lên 4.2000m2 thuận lợi cho việc mua bán của người dõn thị trấn. Ở đây có đầy đủ các mặt hàng, phong phú về chủng loại: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…để đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương. Chợ mở cửa từ 6h sáng cho đến 9h tối.Chợ cũng là nơi nhân dân trong toàn huyện đến giao lưu buôn bán, là trung tõm trung chuyển hàng hoá của toàn huyện. Chính vì vậy, thị trấn Lang Chánh trở thành trung tõm thương mại của toàn huyện.

Ngoài ra, việc bán hàng rong của nhõn dõn thị trấn đã mở rộng làm cho diện mạo thị trấn thêm phong phỳ.Họ bỏn những mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày như: hoa quả, rau, thịt, cỏ…Người dân thị trấn có thể không phải ra chợ mà vẫn mua được lương thực mình cần tại nhà.

Bách hoá huyện nằm đối diện với chợ Lang Chánh. Năm 2005 được xõy dựng lại trở thành trung tâm thương mại của huyện Lang Chánh. Ở đõy bỏn cỏc mặt hàng từ chăn ga, quần áo, sách vở… phục vụ cho bà con vùng cao xuống thị trấn mua. Trung tõm thương mại hiện tại có 9 nhõn viên với 5 gian hàng. Mức lương trung bình là 1.600.000 đồng.

Trong giai đoạn 1996 – 2008 việc buôn bán tư nhõn rất phát triển đã thuận tiện cho việc mua bán của nhân dân. Nhà dõn không chỉ là nơi sinh hoạt mà cũn trở thành địa điểm buôn bán. Các cửa hàng thương mại tư nhõn tập trung khắp con đường của tổ 1, tổ 2, tổ 3 của phố I và tổ 1, tổ 2 của phố III. Chủ yếu bán những mặt hàng như:hàng nông sản, hàng công nghiệp, hàng đồ điện, hàng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng…Người dõn được phục vụ đến tận gia đình như bếp ga, kem…Năm 1996 theo thống kê của phòng thuế Lang Chánh có 152 hộ kinh doanh thương mại, chiếm 23 % số hộ của toàn thị trấn. Đến năm 2008 đã tăng lên 389 hộ, chiếm 34 % số hộ toàn huyện.

Năm 1997 nhờ có chính sách đổi mới các hình thức kinh doanh nhân dân đã tạo ra các tổ dịch vụ phục vụ tới tận tay người tiờu dựng.Cựng với sự nhạy bén trong kinh doanh, nhân dân đã thu gom hàng hoá tại địa phương cung ứng cho cỏc vựng trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc (như cau, chuối, dược liệu).

Sự phát triển của ngành thương nghiệp, đặc biệt là ngành thương nghiệp tư nhõn đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Đõy là một biểu hiện của đô thị hoá về kinh tế và tác động đến nhiều lĩnh vực khác trong quá trình đô thị hoá.

Cùng với sự phát triển của thương mại, ngành dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng ở thị trấn Lang Chánh. Các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạ như: dịch vụ VAC phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (gội đầu, cắt tóc, thẩm mỹ…); Dịch vụ vận tải du lịch; Dịch vụ điện tử (sữa chữa điện thoại, máy vi tớnh, các thiết bị điện…); Dịch vụ bưu chớnh viễn thông; Dịch vụ tín dụng ngõn hàng,…

Cơ chế mới làm cho dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ đời sống của người dân thị trấn ngày càng tăng cao.Dịch vụ cho thuê xe trở đi đám cưới hoặc du lịch cũng được mở rộng.Xuất hiện những người chuyên phục vụ nấu ăn trong đám cưới. Đám cưới được chuyên môn hoá từ khâu làm rạp đến phục vụ, nấu ăn.

Dịch vụ vận chuyển phát triển mạnh trong khu vực tư nhõn.Nếu ở thời kỳ trước thị trấn chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng, thì ở thời kỳ này các mặt hàng vận chuyển đa dạng hơn.Về phương tiện chủ yếu là xe bò, xe ngựa, cụng nụng.Nhưng hiện nay ụtụ chiếm phần lớn trong công tác vận chuyển.

Năm 2003 thị trấn Lang Chánh đã xuất hiện dịch vụ Internet. Sự xuất hiện dịch vụ này là điều kiện thuận lợi nâng cao hiểu biết của nhân dân cũng như mở rộng cơ hội giao lưu của người dân thị trấn với bên ngoài.

Năm 2002 đã xuất hiện hai doanh nghiệp tư nhân biết làm ăn theo mô hình kinh tế mới, tìm nguồn hàng trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh để xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Đến năm 2004 cú thờm 1 cơ sở chế dược liệu thô xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bảng 2.2.12 Tỡnh hình phát triển thương nghiệp của thị trấn Lang Chánh từ năm 1997 – 2004 Đơn vị: tỷ đồng Năm 1997 2000 2001 2002 2005 2008 Doanh số mua vào 1,8 2,9 5,54 6,5 7,9 8,7 Doanh số bán ra 2,0 3,4 6,1 7,3 8,7 9,6

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND thị trấn Lang Chánh từ năm 1997 đến 2008)

Thương nghiệp của thị trấn phát triển một cách nhanh chúng.Năm 2001 doang số mua vào cũng như bán ra tăng gấp đôi năm trước(tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước).Năm 2004 tăng 3,78 % so với cùng kỳ năm 2003. Điều này chứng tỏ nhu cầu đời sống của người dân thị trấn tăng mạnh, nhu cầu mua vào của dân địa phương ngày đa dạng và phong phú.Vì vậy giá trị thương nghiệp của thị trấn cũng tăng nhanh từ 2,5 tỷ đồng năm 1997 lên đến 3,4 tỷ năm 2000 và đến năm 2004: 4,2tỷ chiếm 69% tổng giá trị thương nghiệp toàn huyện

Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp đã đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.Các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất tiêu dùng như: May mặc, ăn uống, chế biến thực phẩm, nghiền, chế biến cau, dược liệu… đỏp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân địa phương.

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thị trấn Lang Chánh nên dịch vụ du lịch chưa phát triển ở đõy. Cách thị trấn Lang Chánh 40 km tại xã Lõm Phú có khu du lịch Thác Ma Hao đã thu hút được người dõn từ các

huyện lõn cận đến thăm quan. Vì vậy ở thị trấn nhiều quán xá, nhà hàng mọc lên. Riêng tổ 1 phố I có 6 nhà hàng lớn phục vụ ăn uống như: cửa hàng Thái Đông, cửa hàng Hùng Số…

Hoạt động tín dụng ngõn hàng đã được đẩy mạnh. Hệ thống ngõn hàng ở thị trấn chủ yếu là ngõn hàng nhà nước như Ngõn hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngõn hàng chớnh sách xã hội. Các ngõn hàng ngày càng đạt được uy tín đối với nhõn dõn địa phương.

Bảng 2.2.13 Tổng giá trị dịch vụ của thị trấn Lang Chánh (1997 – 2008)

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 1997 1998 2003 2005 2008

Tổng giá trị 1,1 1,2 2,9 3,8 4,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của UBND thị trấn năm 1997, 1998, 2003, 2005, 2008)

Công tác tín dụng trong giai đoạn này cũng có những bước thay đổi. Huyện Lang Chánh là một miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu ngân sách nhưng bằng nhiều biện pháp chủ động tích cực việc thu ngân sách đều đạt kế hoạch đề ra.Tổng thu ngân sỏch trờn địa bàn thị trấn tăng đều qua các năm.Năm 1996 tổng thu của thị trấn là 306 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 812 triệu đồng.Tuy khoản thu gặp nhiều khó khăn song hàng năm thị trấn vẫn cân đối một khoản chi đáng kể dành cho đầu tư phát triển.Qua đó tạo điều kiện thuận lợi nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, xoỏ đói giảm nghèo trên địa bàn thị trấn.Ngân hàng Nông nghiệp huyện đúng trờn địa bàn thị trấn đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng các loại hình tín dụng.Kho bạc nhà nước huyện đã làm tốt khâu kiểm soát các khoản chi theo dự toán được duyệt thường xuyên cân đối thu đáp ứng yêu cầu chi. Ngoài ra đã xuất hiện dịch vụ cho

vay của tư nhõn, chơi “hụi”, chơi “ hội” đã cho thấy ngõn hàng đáp ứng được nhu cầu của người dõn địa phương.

Bảng 2.2.14 Tỡnh hình hoạt động tín dụng ngân hàng

Đơn vị 1999 2001 2003 2005 2008

Vốn vay sản xuất kinh doanh

Tỷ đồng 2,7 4,5 7,3 9,6 11,3

Vốn vay xoá đói Triệu

đồng 417 437 1,8 tỷ 2,2tỷ 2,5 tỷ

Vốn tạo việc làm Triệu

đồng 90 120 186 198 213

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đầu tư cho kinh doanh luôn đứng hàng đầu trong quỹ tín dụng của ngân hàng.Năm 1999 mới chỉ có 2,7 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 tăng lên 11,3 tỷ chiếm gần 80% quỹ tín dụng ngân hàng.Trung bình hàng năm tăng gần 1 tỷ.Cựng với đó là vốn xoỏ đúi giảm nghèo cũng được quan tõm.Năm 1999 chi 417 triệu đồng cho việc xoỏ đúi, giảm nghèo. Đến năm 2008 đã tăng lên 2,5 tỷ. Điều này cho thấy việc chú trọng đặc biệt đụớ với công tác xoỏ đúi giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu kết chương 2

Giai đoạn 1996 – 2008 kinh tế của thị trấn Lang Chánh phát triển nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế của thị trấn đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại húa: tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lõm nghiệp.

Trong nông nghiệp có sự thay đổi trong cả cơ cấu ngành. Nếu giai đoạn trước ngành trồng trọt chiếm vai trò chủ yếu thì giai đoạn này ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh và đứng đầu trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong trồng trọt, cõy lúa vẫn là cõy lương thực chủ yếu của người dõn địa phương. Bên cạnh đó các cõy rau màu phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu người dõn. Sự xuất hiện của một số trang trại trong ngành chăn nuôi đã đưa tổng giá trị chăn nuôi tăng cao.

Cùng với kinh tế nông – lõm nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp thời kỳ này đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm làm ra ngày càng phong phú, đa dạng. Giá trị tổng sản lượng của sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp hàng năm không ngừng tăng lên. Thủ công nghiệp và công nghiệp trở thành thế mạnh chớnh của kinh tế thị trấn Lang Chánh trong giai đoan 1996 – 2008.

Thương nghiệp - dịch vụ cũng phát triển nhanh chúng. Tỷ trọng được nõng cao trong cơ cấu kinh tế thị trấn Lang Chánh. Hoạt động buôn bán của người dõn thị trấn được mở rộng, đã xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng. Cùng với đó là ngành dịch vụ phát triển đã đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dõn thị trấn.

Kinh tế phát triển đã tạo tiền đề vững chắc để ổn định xã hội, nhưng chính sự phát triển của kinh tế cũng đã làm cho cơ cấu xã hội thị trấn Lang Chánh

Chương 3

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w