113,96 Mí diễu xung quang măng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG (Trang 34 - 37)

L j= x Kj K

4113,96 Mí diễu xung quang măng

Mí diễu xung quang măng

sec 189 0,74 139,86 Ráp tay 206 0,7 4 152,44 Mí nẹp, chặn chân nẹp 146 0,7 4 108,04 Viền cổ sau đính móc 274 0,7 4 202.76 ……… Tổng cộng 4.870,8 0,7 4 3.583,04 Các công đoạn may được phòng Kỹ thuật–KCS tinh toán, chia sao cho hợp lý và đưa xuống xưởng dải truyền. Sau đó, phòng Kỹ thuât-KCS đi bấm giờ cho từng công đoạn (đơn vị thời gian tính bằng giây). Dựa vào thời gian hao phí của từng công đoạn và đơn giá tiền lương giây (0,74 đồng/giây – xem lại cách tính trang 46), tính được đơn giá công đoạn.

Căn cứ Bảng sản lượng thực tế, trong tháng công nhân may Phương Anh may hai công đoạn:

- Công đoạn ráp tay, số lượng 1800 sản phẩm

- Công đoạn viền cổ sau đính móc, số lượng 1440 sản phẩm Tính được tiền lương sản phẩm tháng 9/2002 là:

Lcn = 152,44 x 1800 + 702,76 x 1440 = 566.366 đồng Trong tháng có 1 ngày nghỉ lễ (2/9) hưởng 100% lương: 2,54 x 180.000

LCĐ = x 1 = 17.585 đồng 26

Căn cứ vào Bảng chấm công thì trong tháng có 3 giò ngừng việc do mất điện

2,54 x 180.000

LNV = x 3 = 6.594 đồng 26 x 8

Vây tiền lương tháng 9/2002 của chị Phương Anh là: 566.366 + 17.585 + 6.594 = 594.500 đồng

Nhận xét: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân quán triệt

tốt nguyên tắc trả lương theo lao động, vì tiền lương mà mỗi công nhân may nhận được phụ thuộc và số lượng và chất lượng sản phẩm (hay số công đoạn). Điều này khuyến khích công nhân may cố gắng, tận dụng mọi khả năng nâng cao NSLĐ nhằm tăng tiền lương một cách trực tiếp.

Tuy nhiên, chế độ trả lưong theo sản phẩm trực tiếp cá nhân dễ làm công nhân may chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm, lãng phí nguyên vật liệu,…Mặt khác, tuy công nhân may là những người làm việc độc lập, nhưng mỗi người chỉ làm việc trên từng công đoạn. Do đó, nếu người lao động không có ý thức trách nhiệm tốt thì sẽ làm ảnh hưởng tới tập thể.

* Lương khoán đối với công nhân cắt, công nhân dệt, công nhân là

Công nhân cắt, công nhân dệt, công nhân là và đóng kiện hưởng lương khoán sản phẩm. Toàn bộ khối lượng công việc sẽ được giao khoán cho tổ thực hiện. Tiền lương sẽ được trả cho tổ dựa vào kết quả cuối cùng của tổ. Sau đó, tiền lương nhận được sẽ phân phối cho công nhân trong tổ phù hợp với bậc lương và thời gian làm việc của họ.

Tiền lương trả cho công nhân áp dụng theo phương pháp giờ-hệ số: - Tính tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ

Số giờ quy đổi về bậc 1 của từng công nhân = số giờ làm việc thực tế của từng công nhân x hệ số lương của họ.

Sau đó, tính tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ. - Tính tiền lương cho mỗi giờ bậc 1

Tổng tiền lương thực tế của cả tổ Tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 =

Tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ - Tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân được tính như sau

Tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân = tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 x số giờ quy đổi về bậc 1 của từng công nhân.

Ví dụ: trả lương cho tổ cắt ở Công ty Dệt kim Thăng Long

Phòng Kỹ thuật-KCS sau khi làm sản phẩm mẫu sẽ chia từng công đoạn rrồi bấm giờ cho từng công đoạn. Hao phí thời gian từng công đoạn cắt căn cứ xem công việc có đòi hỏi mức độ phức tạp như: nhiều chi tiết khó cắt (dựa trên bản giác mẫu), vải khó cắt hay dễ cắt,…Sau đó, định mức hao phí thời gian cắt cho sản phẩm.

Mức thời gian quy định để cắt một áo sơ mi là 7,78 phút/sản phẩm. Đơn giá tiền lương phút: 44,137 đồng/phút

Vậy đơn giá cát một áo sơ mi là: 44,137 x 7,78 = 343,39 đồng/sản phẩm.

Trong tháng tổ được giao khoán 8000 sản phẩm. Ta có tiền lương của tổ là: 343,39 x 8000 = 2.747.120 đồng

Việc trả lương cho từng công nhân trong tổ được áp dụng theo phương pháp giờ-hệ số giống như trong chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể.

Tiền lương được trả cho từng công nhân trong tổ như sau: STT Họ và tên Bậc

lương Hệ số Số công(giờ) Số giờ đổi ra Giờ bậc 1 Tiền lươngthực lĩnh 1 Nguyễn Thị Khang 6/6 3,07 192 589,44 679.061 2 Đỗ Đình Vinh 4/6 2,01 208 418,08 481.647

3 Hoàng Kim Quy 2/6 1,58 200 316 364.046 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Đinh Thị Hoà 6/6 3,07 200 614 707.356

5 Tô Thanh Nam 5/6 2,54 176 447,04 515.010

Cộng 2.384,56 2.747.120

2.747.120

Tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 = = 1.152,04 đ/giờ 2.384,56

Việc trả lương khoán cho công nhân dệt, công nhân là và đóng kiện được tính tương tự.

Nhận xét: Chế độ trả lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành

nhiệm vụ trước thời hạn, quan tâm đến kết quả cuối cùng của cả tổ. Trong việc phân phối tiền lương cho từng công nhân trong tổ đã tính tới sự phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của từng công nhân. Tuy nhiên, do phân phối tiền công chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…nên chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG (Trang 34 - 37)