Ngoài hình thức trả lương theo thời gian, công ty Dệt kim thăng Long còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho lao động quản lý-phục vụ xưởng (ban quản đốc, thống kê, phục vụ giản đơn…) và công nhân sản xuất (công nhân dệt, công nhân cắt, công nhân may,công nhân là và đóng kiện).
Tiền lương của lao động quản lý-phục vụ xưởng và công nhân sản xuất được tính như sau:
L = LCB + PC (nếu có) + LCĐ + LNV
Trong đó:
L: tiền lương thực tế người lao động nhận được LCB: lương cơ bản
PV: phụ cấp
LNV: lương ngừng việc
Lương cơ bản là lương sản phẩm trả cho lao động quản lý-phục vụ
xưởng và công nhân sản xuất căn cứ trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng khác nhau thì tiền lương lại được trả dưới các chế độ khác nhau. Chẳng hạn, Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp với lao động quản lý-phục vụ xưởng, trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân với công nhân may, trả lương khoán với công nhân cắt, công nhân dệt, công nhân là và đóng kiện.
Phụ cấp (PC) được trả cho Quản đốc, Phó quản đốc và tổ trưởng sản xuất
Phụ cấp của Quản đốc và Phó quản đốc được tính như sau: Phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Tiền lương tối thiểu Hệ số phụ cấp của Quản đốc là 0,3; của Phó quản đốc là 0,2
Còn phụ cấp của tổ trưởng = Hệ số trách nhiệm x Lương sản phẩm Hệ số trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất là 0,1
Lương ngày nghỉ trong chế độ (LCĐ) tính giống như với CBCNV hưởng lương theo thời gian (xem lại trang 40).
Lương ngừng việc (LNV) là lương trả cho công nhân hưởng lương theo sản phẩm trong những giờ không sản xuất do mất điện, máy hỏng…
Lương ngừng việc được tính như sau: K x TLmin
LNV = x GNV
26 x 8
Trong đó:
LNV: lương ngừng việc
GNV: số giờ công ngừng việc thực tế
Hệ số lương theo cấp bậc công nhân (K) dựa trên hệ thống thang lương công nhân sản xuất do Nhà nưóc ban hành. Cụ thể hệ số lương theo cấp bậc công nhân áp dụng theo hai bảng lương:
A.1. Cơ khí, Điện, Điện tử – tin học (nhóm II) và A.12. Dệt, Thuộc da, Giầy, Giả da, May…( nhóm II)
* Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp của quản lý và phục vụ xưởng
Lao động quản lý và phục vụ xưởng tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoạt động của công nhân sản xuất. Quản lý và phục vụ xưởng gồm có: ban quản đốc, thống kê, phục vụ giản đơn (quét dọn, đun nước…), sửa chữa và bảo dưỡng máy.
Tiền lương của lao động quản lý và phục vụ xưởng được tính như sau: - Tính đơn giá lương sản phẩm của lao động quản lý và phục vụ xưởng:
ĐGsp = ĐGtg x Tql-pv
Trong đó:
ĐGsp: đơn giá sản phẩm của lao động quản lý và phục vụ xưởng ĐGtg: đơn giá theo thời gian của lao động quản lý và phục vụ xưởng
Đơn giá tiền lương tính theo phút (ĐGph) LT
ĐGph =
26 ngày x 8 giờ x 60 phút
Trong đó:
LT: tiền lương bình quân tháng của CBCNV Đơn giá tiền lương tính theo giây (ĐGgi)
ĐGgi = ĐGph / 60
Tql-pv: hao phí thời gian của lao động quản lý và phục vụ xưởng
Tql-pv = 10% TCN sx
Trong đó:
TCN sx: hao phí thời gian của công nhân sản xuất
n
L = ∑ ĐGi x Qi i = 1 i = 1
Trong đó:
L: tổng tiền lương lao động quản lý và phục vụ xưởng nhận đượcĐGi: đơn giá sản phẩm i của lao động quản lý và phục vụ xưởng