Ảnh hưởng của các chất làm giàu khác nhau đến sự sinh trưởng của cá

Một phần của tài liệu Xác định sự ảnh hưởng của các chất làm giàu đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi (Trang 40)

L ỜI NÓI ĐẦU

2. Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm12 ngày tuổi đến 30 ngày

2.2. Ảnh hưởng của các chất làm giàu khác nhau đến sự sinh trưởng của cá

Xét về chiều dài của cá:

Bảng 7: Chiều dài của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau. Chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác

nhau [L (mm) ± δ] Ngày

nuôi Đối chứng Tảo LSA 300ppm Selco 300ppm

12 3,84 ± 0,12 3,84 ± 0,12 3,84 ± 0,12 3,84 ± 0,12 15 3,89 ± 0,19a 4,09 ± 0,02a 4,30 ± 0,02a 4,05 ± 0,18a 18 5,80 ± 0,45a 6,31 ± 0.05a 7,07 ± 0,02a 6,88 ± 0,48a 21 8,03 ± 0,46a 9,31 ± 0,07a 9,11 ± 0,08a 9,01 ± 0,64a 24 10,12 ± 0,44a 10,18 ± 0,06a 11,86 ± 0,09b 13,53 ± 0,95b 27 13,58 ± 0,51a 14,00 ± 0,07a 18,97 ± 0,08b 20,37 ± 1,03b 30 15,96 ± 0,45a 15,59 ± 0,04a 20,49 ± 0,07b 24,42 ± 1,26c

(Số liệu ở cùng hàng có ký hiệu mũ khác nhau là sai khác nhau có ý nghĩa (p <

0,05)) 0 5 10 15 20 25 30 12 15 18 21 24 27 30 ngày tuổi L (mm) Selco 300 LSA Tảo Đối chứng

Xét về khối lượng ngày thứ 30 của cá chẽm:

Bảng 8: Khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau ngày thứ 30.

Ngày tuổi Đối chứng Tảo LSA

300ppm Selco 300ppm 30 0,11 ± 0,01a 0,10 ± 0,01a 0,20 ± 0,01c 0,29 ± 0,03b 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35

Selco 300 LSA Tảo Đối chứngLô TN

Khối lượng (g)

Hình 12: Biểu đồ thể hiện khối lượng trung bình cuả cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau ngày thứ 30.

Qua bảng và đồ thị về chiều dài trung bình của cá ở các nghiêm thức làm giàu khác nhau ta thấy:

Từ ngày nuôi thứ 12 đến ngày nuôi thứ 21 là không có sự sai khác nhau về chiều dài (p > 0.05) bởi lúc này cá mới chuyến sang thức ăn mới, một số cá chưa chuyển hẳn thức ăn nên đang làm quen với các loại thức ăn này, bên cạnh đó thời gian này cá còn tích đang tích luỹ chất dinh dưỡng làm tiền đề cho sự phát triển ở

giai đoạn sau. Mặt khác trong những ngày đầu cá còn chưa thích nghi với môi trường nuôi mới trong bể thí nghiệm nên sự sinh trưởng và phát triển chưa nhanh.

Sự sai khác bắt đầu xuất hiện từ ngày nuôi thứ 21 trở đi (p < 0.05). Cụ thể ở lô làm giàu bằng DHA-protein Selco 300ppm và lô làm giàu bằng LSA tăng trưởng nhanh hơn so với lô làm giàu bằng tảo và lô đối chứng không làm giàu. Thời điểm này cá đã hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng mà ta đưa vào qua các chất làm giàu. Các chất béo này kích thích sự sinh trưởng và phát triển cho cá giúp cá khoẻ mạnh và tăng nhanh về chiều dài vượt bậc so với lô không làm giàu và làm giàu bằng tảo.

Lô làm giàu bằng tảo có sự phát triển tương tự như lô chưa làm giàu ta có thể giải thích vì tổng thời gian từ lúc Artemia nở ra đến khi cho cá ăn là 16 tiếng, thời gian này làm giảm dinh dưỡng của Artemia nên khi ta làm giàu bằng tảo thì lượng chất dinh dưỡng cũng chỉ bằng lượng chất dinh dưỡng so với Artemia vừa ấp. Từ đó ta thấy làm giàu bằng tảo không phải là phương pháp thích hợp vừa tốn chi phí mà không mang lại kết quả tốt.

Ở ngày nuôi thứ 30 có sự sai khác rõ rệt hơn nữa. Lúc này ở lô cho ăn bằng DHA- protein Selco có chiều dài lớn nhất (24,42 mm), tiếp theo là lô làm giàu bằng LSA (20,49 mm), tăng trưỏng về chiều dài chậm nhất vẫn là lô làm giàu bằng tảo (15,59 mm) và lô đối chứng (15,96 mm) (p < 0.05). Sự khác nhau này đã xuất hiện từ ngày thứ 21 trở đi nhưng ở ngày thứ 30 này lại có sự sai khác giữa lô làm giàu bằng Selco và làm giàu bằng LSA. Do LSA là một chất làm giàu mới vừa được giới thiệu trong hội thảo Nuôi trồng Thuỷ sản thế giới- Hà Nội 8/2007 chưa sử dụng trong thực tế vì thế chất lượng còn chưa được kiểm nghiệm.

Bên cạnh đó trong quá trình thí nghiệm quan sát thấy cá ở các lô sử dụng chất làm giàu bằng Selco và LSA chuyển màu nhanh, đồng đều về cỡ cá, cá bơi lội nhanh nhẹn và khoẻ mạnh hơn nhất là ở lô làm giàu bằng LSA. Đây có thể là ưu điểm mà ta cần chú ý ở chất làm giàu mới này nên để kết hợp sử dụng để cho hiệu quả mang lại là tốt nhất.

Các lô có khối lượng không bằng nhau khi cá 30 ngày tuổi, lô làm giàu bằng Selco 300ppm có khối lượng trung bình lớn nhất (0,29 g), tiếp theo là lô làm giàu bằng LSA (0,20 g), khối lượng nhỏ nhất vẫn là lô không làm giàu (0,11 g) và lô làm giàu bằng tảo (0,10 g).

Lô làm giàu bằng Selco có sự sai khác rõ rệt nhất gấp 2,6 lần so với lô đối chứng và gấp 2,9 lần so với lô làm giàu bằng tảo (p < 0,05). Lô làm giàu bằng LSA có sự khác biệt so với 3 lô còn lại chỉ có lô không làm giàu và lô làm giàu bằng tảo là có khối lượng cá trung bình bằng nhau. Kết quả trên đã chứng minh cho dù Selco và LSA là những chất làm giàu khác nhau nhưng chúng vẫn bổ xung lượng chất béo không no cần thiết giúp cá tăng trưởng và phát triển nhanh cả về chiều dài và khối lượng.

Vậy trong quá trình ương nuôi cá Chẽm giai đoạn từ 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi ta nên làm giàu thức ăn cho cá bằng Selco với nồng độ 300ppm để cho cá tăng trưởng về trọng lượng là tốt nhất, bên cạnh đó còn giảm thời gian, công sức và chi phí trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Xét về tốc độ tăng trưởng chiều dài cá:

Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá chẽm cho ăn thức ăn được làm giàu bằng các chất khác nhau.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá

SGR (%/ ngày) DLG (mm/ ngày)

Ngày

Tảo LSA Selco ĐC Tảo LSA Selco ĐC

15 2,98 4,65 2,65 1,31 0,12 0,19 0,10 0,05 18 14,40 16,56 17,66 13,31 0,74 0,92 0,94 0,63 21 13,01 8,45 11,14 10,84 1,00 0,68 0,91 0,74 24 2,97 8,79 11,40 7,71 0,29 0.92 1,31 0,69 27 10,62 15,65 13,64 9,80 1,27 2,37 2,28 1,15 30 3,58 2,57 6,04 5,38 0,53 0,51 1,35 0,79 ĐC: Đối chứng.

Hình 13: Biểu đồ thể hiên sự sinh trưởng tương đối (%/ ngày) ở các nghiệm thức sử dụng các chất làm giàu khác nhau. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 15 18 21 24 27 30 ngày tuổi

DLG (mm/ngày) Selco 300 LSA Tảo Đối chứng

Hình 14: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưỏng tuyệt đối theo chiều dài cá (mm/ ngày) ở các nghiệm thức sử dụng các chất làm giàu khác nhau.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 15 18 21 24 27 30Ngày tuổi

Qua bảng và biểu đồ biểu hiện sự sinh trưởng tương đối và tuyệt đối ở các lô làm giàu khác nhau ta thấy:

Trong những ngày đầu: từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 cả về tăng trưởng tương đối và tuyệt đối đều thấp ở tất cả các lô thí nghiệm. Do lúc này cá đang tập làm quen với môi trường mới và thức ăn mới.

Tuy nhiên từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 27 sự tăng trưởng đã nhanh hơn, tăng đồng đều giữa các ngày, đặc biệt ở các lô thí nghiệm cho ăn thức ăn được làm giàu bằng Selco và LSA cho sự tăng trưởng là nhanh hơn cả. Các lô làm giàu bằng tảo và lô đối chứng không làm giàu thì tuy có tăng nhưng tăng rất chậm .

Từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 cả về tăng trưởng tương đối và tuyệt đối ở các lô thí nghiệm đều giảm so với các ngày trước.

Ta có thể giải thích sự tăng trưởng tương đối và tuyệt đối không đồng đều giữa các lô và các giai đoạn đó như sau:

- Trong 3 ngày đầu lúc này cá mới được đem thả vào bể thí nghiệm nên cả về các yếu tố môi trường đều biến đổi, thể tích nước nhỏ hơn so với bể ương, trong quá trình vận chuyển làm cá yếu và bắt mồi kém vào những ngày đầu. Bên cạnh đó do mới chuyển thức ăn mới cá chưa quen và một số cá chưa ăn được Artemia mà phải ăn luân trùng.

- Từ ngày 15 trở đi lúc này Artemia là thức ăn chính của cá và toàn bộ cá trong bể đã ăn được Artemia. Trong Artemia chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn nên các quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh hơn so với giai đoạn đầu. Bên cạnh đó môi trường ương nuôi ít biến đổi và cá cũng đã thích nghi với môi trường mới. Ở 2 lô làm giàu bằng tảo và không làm giàu cho sự tăng trưởng chậm còn 2 lô còn lại được bổ sung HUFA nên sự tăng trưởng diễn ra nhanh hơn.

Nhìn chung sự tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá chẽm khi sử dụng thức ăn làm giàu là tốt hơn nên trong quá trình ương nuôi cá chẽm ta nên bổ sung các chất làm giàu vào thức ăn và sử dụng DHA-protein Selco với nồng độ 300ppm là tốt nhất, tránh trường hợp không làm giàu sẽ làm cá sinh trưởng và phát triển chậm, yếu cá.

- Tuy lô làm giàu bằng LSA cho tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh nhưng không bằng lô làm giàu Selco. Do đây là chất mới nên mới được giới thiệu và lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm vì vậy chất lượng chưa cao như Selco là chất làm giàu được sử dụng chủ yếu trên thị trường.

- Bắt đầu từ ngày thứ 27 trở đi thức ăn Artemia không còn phù hợp với cỡ mồi cá chuyển sang giai đoạn sử dụng thức ăn mới nên tốc độ băt mồi có giảm đi và lượng chất dinh dưỡng từ Artemia thiếu so với yêu cầu của cá lúc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối bắt đầu giảm đi rõ rệt nhất là ở lô không làm giàu và lô làm giàu bằng tảo.

Một phần của tài liệu Xác định sự ảnh hưởng của các chất làm giàu đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)