9. Kết cấu của Luận văn
2.2 Hiện trạng các sản phẩm AT&BM
AT&BM là vấn đề chung của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, cần phải có sự phối hợp ở tầm quốc gia đối với vấn đề này. Các thông tin, kiến thức liên quan đến AT&BM cần phải được chia sẻ giữa các quốc gia. Theo Bruce Schneire, chuyên gia hàng đầu về AT&BM thì “các chính phủ trên thế giới cần đẩy mạnh đầu tư các nguồn lực để nâng cao mức độ AT&BM cho các HTTT của mình”.
Thực tế đã cho thấy, nhu cầu của xã hội cần đến sản phẩm AT&BM nào thì các hãng đáp ứng tương đối kịp thời các thiết bị đó. Công nghệ chế tạo được áp dụng là công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất, đã tiến từ dạng cơ điện sang dạng điện tử linh kiện rời, modul hóa, chương trình hóa và hiện nay đã được máy tính hóa - tức là dạng thiết bị thông minh. Điều này chứng tỏ khả năng cập nhật của các hãng về mặt KH&CN rất nhanh nhạy.
Thị trường sản phẩm AT&BM trên thế giới đã phát triển mạnh và tăng trưởng rất nhanh. Cho đến nay, nhiều sản phẩm AT&BM đã được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng như: phần mềm diệt Virus và các phần mềm độc hại của Symantec, Trend Micro, Kaspersky...; tường lửa, IDS, IPS của Barracuda Network, Checkpoint, Cisco, Juniper, Trend Micro, Bitdefender...; sản phẩm phát hiện lỗ hổng của Mc. Afee, Websense...
Năm 2005 đã đánh dấu sự khởi động thực sự của thị trường AT&BM ở Việt Nam. Hàng loạt công ty nước ngoài đổ bộ vào thị trường Việt Nam với
40
rất nhiều sản phẩm khác nhau. Có thể điểm qua hầu hết các tên tuổi lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam: Bitdefender, Checkpoint, Cisco, Symantec, Jupiter… Các sản phẩm AT&BM được đưa vào ứng dụng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng, đa dạng về chủng loại.
Thị trường AT&BM Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ bé so với thị trường thế giới nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thuộc vào loại cao nhất trên thế giới. Dự báo của Frost & Sullivan cho thấy, thị trường AT&BM ở Việt Nam, từ nay đến 2011, sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 32%. Trong khi đó, thị trường các sản phẩm phát hiện và ngăn chặn thâm nhập trái phép IDP ở nước ta được dự đoán sẽ tăng 52,3% bình quân năm. Dự báo đến 2010 sẽ vượt qua con số 100 triệu USD và sau đó vẫn tiếp tục phát triển mạnh để tương xứng với thị trường CNTT trong nước. Tổng Giám đốc Juniper Network Việt Nam đã nhận định: hiện nay, Việt Nam là thị trường AT&BM đang phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Các sản phẩm AT&BM phổ dụng hiện nay ở nước ta chẳng hạn như tường lửa Checkpoint, Barracuda..., IDS, IPS, chống Virus của Trend Micro, Jupiter… Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực AT&BM ở nước ta phần lớn chỉ tư vấn để phân phối các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Hiện tại trong nước cũng đã có một số sản phẩm AT&BM như phần mềm diệt Virus BKAV hay CMC, thiết bị phục vụ cho khu vực an ninh quốc phòng, PKI,... So với các thiết bị cùng loại được sản xuất tại các nước phát triển thì vẫn còn có một khoảng cách khá xa về chất lượng và mẫu mã. Tuy vậy, các sản phẩm này đã cùng với các sản phẩm cùng loại được nhập từ nước ngoài đã góp phần tăng cường đảm bảo AT&BM cho các HTTT của các tổ chức tại Việt nam.
Ở Việt Nam trước đây cũng có một số phần mềm diệt virus nội, nhưng hiện nay có lẽ chỉ còn cái tên BKAV được nhắc đến và vẫn phát triển trên thị
41
trường. Năm 2001 Trung tâm phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (gọi tắt là BKIS) ra đời và là nơi giữ bản quyền BKAV. BKIS đã thành lập một bộ phận Test, tiến hành test thử nghiệm các loại virus khó xử lý có nguồn gốc từ nước ngoài và đã có kết quả nhất định. Ví dụ, virus Ukuran xuất hiện từ Indonesia hay Dashfer (chèn banner tiếng Trung quốc) ...tới lúc nó xâm nhập vào Việt Nam thì vẫn chưa có phần mềm diệt virus nào kịp cập nhật. BKAV là phần mềm đầu tiên cập nhật được các virus này.
Có thể nói, BKAV đã đóng góp rất nhiều trong việc phòng chống virus trong nước nhưng chủng loại của sản phẩm BKAV còn ít, giải pháp chung còn đơn giản nên hiện tại chỉ phù hợp áp dụng với các thị trường Việt Nam. Khả năng thu thập, cập nhật và phân tích vào bộ mẫu virus của BKIS còn chậm (các hãng nước ngoài có hệ thống bẫy thu thập trên khắp thế giới và đội ngũ chuyên gia rất đông đảo).
Tuy nhiên, năm 2008 Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận “đẳng cấp” của chuyên gia AT&BM Việt Nam. Việt Nam đã ghi dấu ấn với cộng đồng quốc tế khi nhiều trang tin công nghệ hàng đầu thế giới như CNET, PCWorld, ComputerWorld, InfomationWeek… nhiều lần đăng tải kết quả nghiên cứu, cảnh báo về AT&BM mạng của các chuyên gia Việt Nam. Những cảnh báo này liên quan đến các thương hiệu toàn cầu như Google, Microsoft, Asus hay Toshiba… sự kiện này đã chứng tỏ người Việt Nam thực sự có năng lực trong lĩnh vực này.
Ngày 10/09/2008, chỉ vài ngày sau khi ra mắt trình duyệt Chrome, Google Inc. phải đưa ra bản vá sau khi BKIS cảnh báo về lỗ hổng tràn bộ đệm trong tính năng SaveAs. Người dùng Chrome khi truy nhập vào các website chứa mã khai thác, sẽ bị hacker chiếm quyền điều khiển máy tính. Cũng thời điểm này, Microsoft xác nhận lỗ hổng tương tự trên phần mềm Windows Media Encoder được BKIS phát hiện và cảnh báo trước đó 5 tháng. Sau khi
42
phối hợp cùng các chuyên gia BKIS, Microsoft đã phát hành bản vá mã số MS08 - 053.
Tháng 12/2008, BKIS công bố lỗ hổng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt của ba hãng sản xuất Asus, Lenovo, Toshiba. Tính năng giúp ngăn chặn truy cập máy tính xách tay trái phép có thể dễ dàng bị vượt qua, dù được thiết lập ở mức an ninh cao nhất.
Những thông tin trên cho thấy chúng ta có khả năng phát triển ngang tầm khu vực, thế giới trong lĩnh vực AT&BM. Để đạt được điều đó, cần nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện chính sách KH&CN thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.