9. Kết cấu của Luận văn
3.1.3 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Nghị định này quy định "cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kết nối hạ tầng kỹ thuật của mình với mạng Internet để cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công theo chức năng và nhiệm vụ của mình". Đây được coi là một
57
bước đột phá trong việc tạo môi trường thuận lợi cho việc truy cập và trao đổi thông tin của cơ quan Chính phủ với xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với việc AT&BM của các cơ quan Chính phủ.
Nghị định cũng quy định rõ vấn đề bảo đảm AT&BM trong môi trường mạng. Đảm bảo AT&BM là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức. Nghị định cũng chỉ rõ các cơ quan chức năng của Chính phủ đối với lĩnh vực AT&BM.
3.1.4 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về
chống thư rác.
Nghị định trên được ban hành để cụ thể hóa các nội dung về chống thư rác trong Luật Công nghệ thông tin. Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
Phạm vi của Nghị định quy định về chống thư rác, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tới dịch vụ trao đổi thư điện tử và tin nhắn. Trong Nghị định quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: gửi thư rác; làm sai lệch thông tin tiêu đề của thư điện tử, tin nhắn nhằm mục đích gửi thư rác; tạo điều kiện, cho phép sử dụng phương tiện điện tử thuộc quyền của mình để gửi, chuyển tiếp thư rác; trao đổi, mua bán hoặc phát tán các phần mềm thu thập địa chỉ điện tử... và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Ngày 30/12/2008 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT để hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định trên.
58
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, 57/2006/NĐ-
CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về Thương mại điện tử.
Các Nghị định này đã cụ thể hoá các nội dung của Luật Giao dịch điện tử, được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hoặc cung cấp dịch vụ, giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính cũng như TMĐT.
Nghị định cũng quy định rõ việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong các giao dịch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong các lĩnh vực này có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.
3.1.6 Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2020 sẽ hình thành Kho bạc điện tử và các hoạt động của Kho bạc Nhà nước phải được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 tập trung vào 8 nội dung: Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ; công tác kế toán Nhà nước; hệ thống thanh toán; kiểm tra, kiểm toán nội bộ; CNTT; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế.
Để đạt mục tiêu đặt ra là hình thành Kho bạc điện tử, ngoài giải pháp số 1 là hoàn thiện các thể chế, chính sách, luật pháp, nâng cao hiệu lực về tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh
59
đến yêu cầu ứng dụng CNTT hiện đại và hiện đại hóa công nghệ quản lý làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động Kho bạc Nhà nước. Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động Kho bạc Nhà nước bằng cách: xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước theo chuẩn mực kế toán công quốc tế và hình thành Tổng kế toán Nhà nước; xây dựng Luật quản lý ngân quỹ; sửa đổi, bổ sung Luật ngân sách Nhà nước cho phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, yêu cầu quản lý tài chính công trong giai đoạn tới và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.1.7 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực Chữ ký số.
Chữ ký số và chứng thực số là hai vấn đề đã được đề cập và tranh luận nhiều ở nước ta trong nhiều năm qua, được coi là chìa khóa để hiện thực hóa thành công các giao dịch điện tử. Chữ ký số và chứng thực số đã được công nhận và có giá trị pháp lý trong giao dịch điện tử, bước đầu thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.
3.1.8 Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng mật mã bảo vệ thông tin trong lĩnh vực không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Nghị định này có quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã dân sự để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho việc đưa khoa học mật mã vào thực tiễn ứng dụng ở nước ta.
Theo đó, danh mục sản phẩm mật mã dân sự (MMDS) phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Danh mục này được rà soát hàng năm để bổ sung.
60
Các sản phẩm MMDS là kết quả nghiên cứu thì khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn theo quy định của Bộ KH&CN và được phép chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp.
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất MMDS có quyền từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ MMDS khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng MMDS do doanh nghiệp sản xuất.
3.1.9 Các Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT và 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục Tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Danh mục này quy định 5 loại tiêu chuẩn: về kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin, an toàn thông tin và dữ liệu đặc tả. Mỗi loại tiêu chuẩn đầu có nội dung riêng với quy định áp dụng nhưng các tiêu chuẩn trong Danh mục này chưa được chỉ định cụ thể. Việc ban hành Damnh mục này là bước tiến quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển CNTT trong nước. Tuy nhiên, để các tiêu chuẩn cụ thể cho từng lĩnh vực sớm được ban hành và đi vào cuộc sống cần có sự hợp tác giữa các cơ quan có liên quan.