Chính sách KH&CN thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách KH&CN đối với sự phát triển các sản phẩm an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử từ trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 80)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.3 Chính sách KH&CN thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM

nhiệm về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, các sản phẩm AT&BM phải đạt được những phẩm chất nào thì mới có thể được phép triển khai tại những cơ quan này. Những vấn đề này cần được nghiên cứu bổ sung trong thời gian tới đây.

- Thực thi chính sách:

Luật Giao dịch điện tử đã có hiệu lực được gần 3 năm nhưng cho tới nay mới chỉ có ngành Ngân hàng và Tài chính có các văn bản hướng dẫn áp dụng chữ ký số trong nội bộ ngành. Vì vậy, còn thiếu các hướng dẫn áp dụng chữ ký số trong các ngành khác.... Chưa mạnh dạn sử dụng chữ ký số hoàn toàn trong các giao dịch truyền thống, Hệ thống hành chính cũng chưa theo kịp và phù hợp với chứng thực điện tử, Hệ thống thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng vẫn còn ở mức độ sơ khai cộng với thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn ngự trị trong cộng đồng người tiêu dùng dẫn đến nhiều giao dịch điện tử vẫn diễn ra ở mức độ nửa vời. Đó chính là những tồn tại trong việc thực thi chính sách đã ban hành. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng hay thực thi các chính sách đã ban hành thì cần nhìn nhận và xem xét trên nhiều góc độ khác nhau để có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời.

3.2.3 Chính sách KH&CN thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM AT&BM

Nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM là một lĩnh vực rất mới và nhậy cảm ở nước ta. Trước kia, các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong khu vực an ninh, quốc phòng, các cơ quan Đảng và Chính phủ và việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm dạng này hoàn toàn độc quyền thuộc các cơ quan an ninh, quốc phòng. Hiện nay, sản phẩm AT&BM đã được sử dụng rộng rãi

79

trong mọi khu vực khác nhau trong xã hội và việc nghiên cứu đã mở rộng ra nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Trước năm 2004, chỉ có các sản phẩm AT&BM dùng trong khu vực an ninh, quốc phòng mới được nghiên cứu, phát triển trong nước còn các sản phẩm dùng cho các khu vực khác chủ yếu do nhập từ nước ngoài. Song những năm sau đó, lượng sản phẩm AT&BM được sử dụng tăng mạnh (khoảng 32% năm). Quy mô các sản phẩm AT&BM chỉ trong vòng mấy năm đã tăng từ vài triệu USD/năm và dự kiến khoảng 100 triệu USD/năm vào 2010. Từ chỗ hầu như chưa có sản phẩm AT&BM nào, đến nay đã xuất hiện các sản phẩm AT&BM nội thuộc đủ các dòng sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp, tổ chức trong nước đã nghiên cứu, sản xuất được các sản phẩm như phần mềm diệt Virus, IDS, IPS, Firewall,... nhưng phần lớn các sản phẩm này mới chỉ phục vụ an ninh, quốc phòng.

Có thể nói CNTT là một lĩnh vực phát triển rất nhanh và liên tục từ những năm 80 của thế kỷ trước. AT&BM là một lĩnh vực không thể tách rời và có mối quan hệ chặt chẽ về mặt KH&CN với lĩnh vực CNTT. Chính vì vậy, lĩnh vực AT&BM cũng phát triển rất nhanh cả về mặt nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì mới đáp ứng được nhu cầu đảm bảo AT&BM. Từ thực tế đó cho thấy cần có những chính sách KH&CN thích hợp để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển các sản phẩm AT&BM.

Quy mô của thị trường cùng với những chính sách ban hành đúng lúc, hợp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AT&BM.

Tiếp theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử đi vào cuộc sống đã làm cơ sở để tạo những bước tiến trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm AT&BM.

80

Một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Nghị định 73/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/05/2007 là một trong những Nghị định mở đường cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm AT&BM phục vụ cho khu vực kinh tế - xã hội. Đối tượng áp dụng không phân biệt tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài. Điều đó thể hiện chính sách thông thoáng và chủ trương nhất quán của Nhà nước trong các hoạt động này nhưng cũng thể hiện thái độ kiên quyết, nghiêm cấm các hoạt động xâm hại đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã dân sự để bảo vệ thông tin của mình.

Các văn bản về tiêu chuẩn đã ban hành đã tiếp thu có chọn lọc một số chuẩn kỹ thuật tiến tiến để đưa vào áp dụng tại Việt Nam một cách kịp thời, đáp ứng cho việc ứng dụng tại thời điểm hiện tại (chuẩn Chữ ký số, chuẩn Mật mã dân sự, chuẩn Tem thời gian...) đã làm nền tảng về kỹ thuật cho việc phát triển các sản phẩm AT&BM, tạo ra được một số định hướng cho nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng. Các chuẩn về Chữ ký số mở đường cho phát triển cho Chính phủ điện tử và nhất là Thương mại điện tử vì Chứng thực điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển loại hình kinh doanh mới này. Chữ ký số cũng là một thành phần quan trọng trong các sản phẩm AT&BM.

Mặc dù khi chưa ban hành các chuẩn này thì trên thế giới cũng đã tồn tại vô số những chuẩn AT&BM, song vấn đề pháp lý chưa được công nhận thì cũng không được các nhà sản xuất áp dụng và người tiêu dùng chấp nhận. Những văn bản pháp lý mặc dù còn thiếu nhưng đã tạo những cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc triển khai có hệ thống các giải pháp AT&BM ở Việt Nam và phát triển, ứng dụng các sản phẩm AT&BM.

81

ta còn phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách để có đủ cơ sở pháp lý, công nghệ cho các nhà sản xuất các sản phẩm AT&BM.

Như đã phân tích ở Chương 1, Chuẩn đánh giá sản phẩm AT&BM phổ biến nhất trên thế giới là CC. Tại Việt nam vẫn chưa tuân theo CC.

Có tuân theo hay tuân theo đến mức nào các tiêu chuẩn hiện đã ban hành trên thế giới cũng là một vấn đề có tác động nhiều đến phát triển các sản phẩm AT&BM. Chẳng hạn, nếu công nhận chuẩn CC thì các sản phẩm AT&BM của Việt nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nước công nhận CC, song sản phẩm AT&BM Việt nam lại có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường phát triển khác và như vậy có cơ hội phát triển hơn.

Vì vậy khi hoàn thiện các chính sách KH&CN trong lĩnh vực này, ta cần xem xét trong ngữ cảnh hội nhập quốc tế của nước ta với thế giới ngày một sâu rộng. Các sản phẩm tuân theo những chuẩn chung sẽ được nhiều nước chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Điều này sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng phạm vi thị trường cũng như đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và chuẩn hóa của ngành AT&BM.

Hợp tác với các nền công nghiệp AT&BM trong khu vực và trên thế giới, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất các sản phẩm AT&BM non trẻ của Việt nam phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy, chúng ta có thể thu nhận được công nghệ hiện đại, tri thức từ khắp nơi trên thế giới và sản phẩm của chúng ta cũng phải hướng tới không chỉ thị trường trong nước mà cả các thị trường quốc tế.

Theo Điều 50 Luật CNTT, sản phẩm CNTT bảo đảm được một trong các yêu cầu sau sẽ được là sản phẩm CNTT trọng điểm:

a) Thị trường trong nước có nhu cầu lớn và tạo giá trị gia tăng cao; b) Có tiềm năng xuất khẩu;

82

c) Có tác động tích cực về đổi mới công nghệ và hiệu quả kinh tế đối với các ngành kinh tế khác;

d) Đáp ứng được yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Qua một số phân tích đã cho thấy sản phẩm AT&BM đã đáp ứng được yêu cầu để có thể trở thành những sản phẩm CNTT trọng điểm và khi đó, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển của Nhà nước để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế quốc dân theo Điều 48 Luật này.

Tóm lại, đối với nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM, chính sách KH&CN đã thu được nhiều kết quả khả quan. Từ chỗ việc nghiên cứu, sản xuất trong lĩnh vực này hoàn toàn thuộc về khu vực an ninh, quốc phòng, nay đã mở rộng ra nhiều đối tượng khác. Rõ ràng với những chính sách KH&CN hợp lý đã thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội cùng đầu tư để có thể tạo ra các sản phẩm AT&BM, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ đất nước. Những chuyển động đó đã tạo những phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực AT&BM cả về lượng và về chất. Về mặt này chúng ta có thể thấy ngay những kết quả cụ thể đã đạt được sau:

- Đã quy định ai được sản xuất, ai được nghiên cứu và sau khi nghiên cứu, sản xuất, kết quả sẽ sử dụng như thế nào. Đó là những nhân tố quan trọng quyết định quy mô của khu vực nghiên cứu và sản xuất.

- Đã ban hành được nhiều tiêu chuẩn định hướng cho các nhà nghiên cứu và sản xuất phấn đấu để có được các sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao.

- Đã ban hành được một số quy chuẩn kỹ thuật cụ thể phù hợp với quốc tế để buộc các nhà nghiên cứu và sản xuất tuân theo. Qua đó các nhà nghiên cứu, sản xuất nâng cao trình độ dần tương đương với khu vực và thế giới.

83

Bên cạnh các kết quả đạt được như trên, hiện nay còn một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Việc thiếu các tiêu chuẩn, cũng như các quy chuẩn được quy định cụ thể trong chính sách KH&CN là khó khăn lớn cho các nhà nghiên cứu cũng như sản xuất vì các chuẩn chính là chuẩn mực định hướng cho họ phấn đấu để có được các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tính hiện đại và hội nhập của ngành AT&BM. Chính vì thiếu chuẩn, một số chuẩn đã ban hành lại chưa cụ thể và đủ độ chi tiết cần thiết đã dẫn đến sự hợp chuẩn, hợp quy của các sản phẩm AT&BM của Việt nam còn thấp. Điều này giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm AT&BM nước ta trên thị trường. Tính hợp chuẩn, hợp quy yếu nên khả năng phối hợp với sản phẩm của các hãng khác là rất khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn cho người dùng. Có thể dễ dàng nhận thấy là các mẫu mã, độ tin cậy, an toàn nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật, tài liệu sử dụng, các quy định đối với từng đối tượng người dùng cũng còn một khoảng cách khá xa so với các sản phẩm cùng loại có nguồn gốc từ các nước phát triển.

- Tính tự phát trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm vẫn còn cao, thiếu một sự định hướng lâu dài.

- Quy trình tạo sản phẩm từ khi nghiên cứu đến khi đưa vào ứng dụng vẫn còn chưa được chặt chẽ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô của sản xuất cũng như độ an toàn của sản phẩm. Một khi chu trình sản xuất còn chưa hoàn thiện thì khó có thể sản xuất với số lượng lớn và khó phân đoạn (modul hoá) trong quá trình sản xuất. Tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm AT&BM vẫn còn ở mức độ thấp. Mức độ chuyên sâu trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm AT&BM vẫn còn hạn chế.

Những điểm kể trên có thể nói xuất phát từ thiếu những chính sách KH&CN phù hợp đề điểu chỉnh và định hướng phát triển của lĩnh vực

84

AT&BM. Để khắc phục những điểm yếu này, rõ ràng trong thời gian tới cần phải nhanh chóng đề ra những chính sách KH&CN nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế trên.

Như vậy, xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, chúng ta đều thấy chính sách KH&CN đã tác động sâu sắc đến việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AT&BM. Tuy nhiên để có thể thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm AT&BM mạnh mẽ hơn nữa thì hệ thống chính sách KH&CN vẫn cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện.

3.2.4 Chính sách KH&CN có tác động đến quá trình phân phối các sản phẩm AT&BM

Đi tắt, đón đầu bằng việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN là một trong những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nhanh chóng thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quan điểm, chủ trương đó đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực trong những năm gần đây. Điều đã dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm AT&BM được sử dụng ngày một gia tăng. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy việc hình thành một ngành sản xuất mới ở nước ta - ngành sản xuất các sản phẩm AT&BM và hình thành nên một thị trường tiêu thụ các sản phẩm này.

Hiện nay các chính sách KH&CN chưa trực tiếp tác động lên việc phân phối các sản phẩm AT&BM mà chỉ có tác động gián tiếp thông qua

chính sách bắt buộc bảo vệ HTTT làm nhu cầu sử dụng các sản phẩm AT&BM ngày càng tăng và thị trường trong nước ngày càng rộng. Với sự tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua và vẫn còn nhiều tiềm năng, các sản phẩm AT&BM của nước ta đã bước đầu tham gia vào thị trường. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong

85

lĩnh vực phân phối và triển khai các sản phẩm AT&BM cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đang phát triển mạnh ở nước ta.

Tuy nhiên có thể thấy trong tương lai, chính sách KH&CN sẽ góp phần mở rộng quy mô thị trường trong nước với các sản phẩm có độ tin cậy, thúc đẩy thị trường trong nước hội nhập nhanh chóng với thị trường thế giới.

Để đảm bảo tính hội nhập quốc tế của các sản phẩm AT&BM, chúng ta nên áp dụng CC để kiểm định/đánh giá các sản phẩm AT&BM. Việc áp dụng CC mở ra khả năng cho các sản phẩm của Việt nam có thể tham gia ở các thị trường quốc tế cũng như chuẩn hóa các sản phẩm quốc tế được phép sử dụng tại thị trường Việt nam.

Hệ thống kiểm định/đánh giá và chứng nhận sự phù hợp là hết sức quan trọng trong việc đánh giá, xác nhận mức độ an toàn của các sản phẩm AT&BT, đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và chuẩn hóa của ngành AT&BM. Nếu Hệ thống này được xây dựng và đi vào vận hành sẽ hỗ trợ tích cực cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm AT&BM ở thị trường Việt nam và thị trường quốc tế. Đây cũng là một trong các điều kiện cần để Việt Nam hướng tới tổ chức CCRA.

Cho đến thời điểm hiện tại nhóm chính sách này vẫn còn đang bỏ ngỏ. Điều này có nghĩa các sản phẩm AT&BM của nước ta chưa thể tiếp cận với thị trường thế giới mặc dù chúng ta đã gia nhập WTO được hơn 3 năm. Do vậy cần sớm ban hành các chính sách KH&CN cần thiết để thúc đẩy phát triển các sản phẩm AT&BM theo hướng này. CC cần sớm được công nhận và ban hành ở nước ta. CC có được công nhận, có được ban hành thì mới mở đường cho các hoạt động kiểm định các sản phẩm AT&BM ở nước ta cũng như cung cấp các tiêu chuẩn cần thiết cho các nhà sản xuất các sản phẩm AT&BM hướng tới và tuân theo.

86

Hiện tại Hạ tầng khóa công khai (PKI) quốc gia vẫn đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm. Điều này cũng hạn chế phần nào ứng dụng các

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách KH&CN đối với sự phát triển các sản phẩm an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử từ trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)