Không khí thơ mộng, huyền ảo và không khí lặng lẽ, u buồn

Một phần của tài liệu Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 103)

Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đã nhận xét “Nguyễn Minh Châu là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng” [23. 177]. Như vậy, khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu không thể bỏ qua việc tìm hiểu những bức tranh thiên nhiên - một trong những yếu tố bộc lộ quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của tác giả.

Có thể trong một số tác phẩm, nếu gạt bỏ bức tranh thiên nhiên đi thì cũng không làm ảnh hưởng gì tới cốt truyện, nhưng nó sẽ mất đi rất nhiều ấn tượng, cảm xúc và không khí của tác phẩm. Việc sáng tạo những bức tranh thiên nhiên là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Trước 1975, những đêm trăng, những cánh rừng Trường Sơn, dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu trở nên rất thi vị, đối lập với cảnh chiến trường ác liệt: “Trên đầu chúng tôi khoảng trời đêm trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở sau lưng các cánh rừng, sương trắng không biết

từ đâu đùn ra mãi” [3. 54]… Có thể thấy Nguyễn Minh Châu đặc biệt nhạy cảm với những sắc thái của hình ảnh trăng. Trong Mảnh trăng cuối rừng, ánh trăng đã được dụng công miêu tả như một nhân vật, như một cái nền thơ mộng tô đẹp con người, tạo nên hoàn cảnh thi vị hiếm hoi của thời chiến, phù hợp với tâm trạng người đang yêu (lúc đầu là ánh trăng “loè nhoè”, càng về sau càng sáng rõ, đến đêm khuya thì “sáng trong như một mảnh bạc” trên trời)… Những bức tranh thiên nhiên ấy hiện hữu như là một nhân vật, một thực thể mang tâm trạng… Hoặc là có khi bức tranh thiên nhiên đã tạo nên những cảnh thực tại rất ấn tượng giàu giá trị biểu cảm; những cồn cát vàng, những con dã tràng, những cảnh biển, những vườn cây… trong Mảnh đất tình yêu…

Sau 1975, trong các truyện ngắn của nguyễn Minh Châu, thiên nhiên vẫn là chất men không thể thiếu khi xây dựng những hoàn cảnh nghệ thuật. Trước hết là những bức tranh lãng mạn góp phần tạo không khí nửa thực nửa mơ, huyền ảo tạo nên sự giao hoà kì diệu giữa con người và thiên nhiên. Đó là hình ảnh “trong khu vườn vắng chỉ còn hai người tình cũ, ánh hoàng hôn như một cái lưỡi màu xám nhờ nhờ…trong khoảnh khắc ánh hoàng hôn trong khu vườn cháy lên in hình lồ lộ một rặng núi đá vàng rực trong ráng chiều”(Bên đường chiến tranh). Ánh hoàng hôn như tình yêu mãnh liệt nhưng lặng lẽ của hai người. Tình yêu nảy nở trong một buổi chiều hoàng hôn cách đó ba mươi năm, và sau ba mươi năm họ lại đối diện nhau trong khoảnh khắc hoàng hôn như thế. Đó là thực mà cũng như là không thực, khiến cho lòng người bâng khuâng, thấy kì lạ “cuộc sống như trêu ngươi họ”… Và đây là cảnh bãi cỏ xanh tươi bát ngát “y như vừa trên trời rơi xuống” - là nơi chôn cất Hoà, người yêu của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Là cảnh rừng “Lòng rừng như rộng thêm ra. Tiếng con chim nào đó hót trên cành cây nghe sao mà hoang vu…vũng sương trắng mờ ảo giữa những thân cổ thụ…” [6.

278], cảnh vật ấy càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, đau đáu của Quỳ khi tìm về vùng rừng nơi người yêu cô vĩnh viễn nằm lại, nơi chôn giấu “trái tim hồng hào của chị”.

Cái không khí nửa thực nửa mơ, thơ mộng, huyền ảo còn toát lên từ những “vầng ý thức” trong thế giới tâm linh của các nhân vật. Đó là những linh cảm của Quỳ khi gặp bức tượng ngàn mắt ngàn tay. Chị có cảm tưởng như anh ấy và cả trung đoàn K đang hoà nhập vào trong hình ảnh một con người có ngàn mắt, ngàn tay ấy. Quỳ đã lặng ngắm bức tượng kì lạ “trong tiếng chim sẻ gọi nhau láu táu trên mái ngói rêu phong và tiếng míc của ta vừa xuất kích…”. Rồi sau đó chị “bỗng hoảng hốt khi nhận ra đang phảng phất trên cặp môi bằng gỗ, vẫn cái nụ cười ấy, cái nụ cười bí ẩn mà tôi đã trông thấy rất nhiều lần hiện lên trên cặp môi của anh ấy trước khi chết” [6. 242]… Những câu chuyện tình yêu li kì và lạ lùng của Quỳ cũng làm cho nhân vật Tôi luôn tưởng tượng ra những cảnh lãng mạn “Trong một ngày cuối năm chị hối hả quay lại rừng, một vùng rừng đẹp đẽ và linh thiêng nhất đời chị, tìm đến bên một dòng suối, bên kia dòng suối là một bãi cỏ tươi tốt…mỗi lá cỏ tươi tốt sẽ lặng lẽ vuốt ve bàn chân chị …Chị sẽ nhẹ nhàng lật lên một vuông cỏ. Chị sẽ cầm lấy trái tim vẫn còn hồng hào của mình lên ngắm nghía rồi để lại như cũ” [6. 247]. Hình ảnh này còn được tái hiện lại một lần nữa, khi đôi mắt Quỳ chăm chú nhìn theo đoàn tàu tốc hành thì nhân vật tôi cũng bay lượn trong vùng ý thức đầy lãng mạn: “Người đàn bà trẻ tuổi vận quân phục ngồi trước mặt tôi đang bước những bước chân thành kính, rón rén trên một vùng cỏ xanh mượt. Mỗi lá cỏ như thầm thì nhắc nhở về một mối tình sâu nặng, đẹp đẽ đã qua, và lần này mặt đất lặng lẽ trao trả lại vào bàn tay chị cái trái tim hồng hào của chị. Chị bước lên con tàu sau khi cúi hôn lên một cái nắm đất một lần cuối cùng, và đoàn tàu đang hổn hển băng mình lao vút đi giữa sông hồ, làng mạc, giữa hơi thở nóng hổi của cuộc đời, đem chị ra

khỏi cánh rừng thiêng liêng để trao trả lại cho cuộc đời hiện tại” [6. 300]. Đó là những hình ảnh vô cùng huyền ảo, là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, là sự đồng điệu của những trái tim mẫn cảm, đem lại cho tác phẩm không khí hư ảo, truyền cảm sâu sắc… Tình yêu của Thăng và Phận (Cơn giông) sáng trong, đẹp đẽ như hương đồng cỏ nội. Dưới con mắt của những người đang yêu, cảnh trong cơn giông nhưng mang đầy vẻ huyền ảo, tươi sáng, như tình yêu, tâm hồn của họ. “Cỏ lau đồi hoang xanh biếc mơn mởn với những bông hoa như giát bạc vào nền trời mây giông. Chung quanh họ những quả đồi mọc đầy thanh hao cằn cỗi bỗng nhuốm một màu huyền bí, và lòng cả hai phập phồng trong một không gian cũng đang phập phồng, giữa trận đuổi bắt của những trận nước rơi như có chân cứ lộp độp, rào rào từ quả đồi này sang quả đồi khác” [6. 343]. Cảnh sắc ấy mang đến cho họ không khí vui vẻ, dễ chịu, hân hoan sau một tuần chờ đợi nhau. Trong Dấu vết nghề nghiệp, ông lão thủ thành đứng trước ngôi mộ của Ban “chợt nghe một tiếng còi đồng lanh lảnh thổi rất dứt khoát. Người chết vận y phục trọng tài và vẫn với cặp giò bằng vàng đi vòng kiềng như sinh thời hồi còn sống, điềm nhiên bước ra từ giữa đám người đang đứng im lặng mặc niệm. Ban thổi tiếng còi xong liền bước nhào qua nắm mộ của mình như đang tránh một quả bóng…” [6. 471]. Hình ảnh trong tâm linh ấy khiến ông lão thủ thành không thể giấu kín bí mật của quả bóng thứ năm, đến khuya ông đã viết vào cuốn hồi kí sự thật… Hình ảnh “ông lão vặn to ngọn đèn trí nhớ tới mức cháy sáng rừng rực” và khi mặt trời đã lặn mà trong cái khung gỗ vẫn có “một vùng ánh sáng hội tụ rực rỡ và chói gắt”, đã tạo ra ấn tượng lạ lùng đối với người đọc…Những thế giới tâm linh ấy bao giờ cũng mang vẻ bí hiểm, vì nó là cõi xa mờ của ý thức, là vùng gíap ranh giữa ý thức và vô thức, nó như có thực mà lại không thực… tất cả đã tạo nên không khí nửa thực nửa mơ, có ý nghĩa thẩm mỹ, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Nó là cái đẹp lung linh

toả sáng từ đáy sâu tâm hồn con người, có sức mạnh giúp ta rũ bỏ những bụi bặm trong cuộc sống, thanh lọc tâm hồn, giúp con người hướng thiện hơn, vợi bớt nỗi cô đơn, tin tưởng vào tương lai, sống nhân hậu hơn… Nhân đây cũng cần nói thêm rằng Nguyễn Minh Châu cùng với Nguyễn Huy Thiệp là hai nhà văn mở đường cho lối viết văn có yếu tố kì ảo, tâm linh (Sau này những cây bút Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Đỗ Hoàng Diệu… đã đưa nó thành một thủ pháp nghệ thuật đắc địa trong việc thể hiện hoàn cảnh nghệ thuật)…

Không khí thơ mộng, huyền ảo còn được thể hiện qua sự xuất hiện nhiều lần của những hình ảnh ánh trăng. Song, không phải lúc nào những ánh trăng tươi đẹp cũng có sự giao hoà với con người. Nhiều khi nó xuất hiện tương phản với cảnh ngộ của nhân vật. Vì vậy, đi liền với cái không khí huyền ảo lung linh, tươi sáng là những không khí u buồn, lặng lẽ. Đấy là “mảnh trăng non sáng như một thỏi bạc treo trên sườn núi” nhưng lại đối lập với “lòng An quặn đau” khi anh đang bị thương không thể gọi hai đứa em của Hạnh ở bên đường… (Bên đường chiến tranh). Đây là hình ảnh trăng gắn liền với sự xuất hiện của Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; “một thứ ánh trăng sáng rõ vằng vặc…một vài mảng vàng của ánh trăng rớt xuống một mái tóc đàn bà buông xõa ôm trùm lấy một khuôn mặt không thể xác định được già hay trẻ, đẹp hay xấu…” [6. 200]. Ánh trăng ở đây không đem lại cho con người vẻ đẹp như tiên nữ giống như trước đây nhà văn miêu tả Nguyệt

(Mảnh trăng cuối rừng), mà nó gợi lên một điều không bình thường, dự báo về sự xuất hiện của một con người bất thường… Trong Một lần đối chứng là ánh trăng đan cài nhiều sắc thái; “sáng tỏ vằng vặc, làm lu mờ hết mọi thứ ánh sáng của con người văn minh” [6. 530], nhưng trong cảm nhận của nhân vật tôi đó là thứ ánh sáng “vừa bâng quơ vừa lạnh lẽo vừa lai láng… đêm trăng suông” [6. 530] làm não cả lòng người. Cũng có khi ánh trăng là không

gian tình tự thanh cao của loài vật; “Một mảnh trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lớn, rất sáng, gác ngay trên mái, và trong cái khoảng sáng lấp lánh của mảnh trăng rằm, một cặp mèo đang đùa giỡn” [6. 534]. Mảnh trăng vành vạnh ấy tạo nên những vũ khúc tình yêu hoang dã của loài vật, nhưng nó lại ẩn chứa những cảm xúc lạnh lẽo với con người; “lồng lộng vầng trăng vằng vặc giữa trời một mảnh trăng rằm thật lạnh lẽo và sáng trong” 6. 536], (Trăng trong tác phẩm này dù có lai láng nhưng vẫn là những đêm trăng mùa đông nên luôn gợi cảm giác lạnh lẽo)…

Sự tương phản giữa cảnh ngộ, tâm trạng nhân vật với những bức tranh thiên nhiên huyền ảo tươi sáng, đầy “đắt giá” đã làm nổi bật hoàn cảnh trớ trêu, những nghịch lí đời sống không dễ lí giải. Đấy là những cảnh biển tuyệt vời thơ mộng “vùng phá nước có một cái gì đấy thật phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu đang ấp vào tâm hồn anh….bầu sương mù trắng như có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…toàn bộ khung cảnh từ màu sắc đến đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích” [6. 497]. Vẻ đẹp quyến rũ tuyệt đỉnh ấy khiến cho nhân vật tôi trào dâng bao cảm xúc “bối rối”, trong trái tim như có cái gì

“bóp thắt vào”… “tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” [6. 497]. Có thể thấy ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã thăng hoa thực sự trong những câu chữ đầy chất tạo hình, gợi cảm khi tái tạo cảnh sắc thiên nhiên một vùng phá nước và những rung động, ấn tượng đặc biệt của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh... Nhưng đằng sau bức tranh tuyệt mĩ của tạo hoá ấy là những hoàn cảnh sống khắc nghiệt, phũ phàng, những bức tranh màu xám của những cuộc mưu sinh, những con người thô kệch, xấu xí, những bi kịch gia đình không ngờ (Chồng đánh vợ một cách tàn nhẫn, con căm thù cha)… Những hình ảnh cuộc sống nhọc nhằn, đơn điệu ấy lại tạo nên cảm giác buồn bã và tạo nên một bầu không khí u buồn, làm cho người đọc thấy day dứt, động lòng trắc ẩn sâu xa...

Cảnh bờ bãi sông Hồng (Bến quê) với những bông bằng lăng, những tia nắng sớm, vùng phù sa… đang ngời lên “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ” [6. 479] đã vô cùng thu hút Nhĩ và làm nổi bật hoàn cảnh nghiệt ngã của anh. Anh đang trong những lúc “mệt lử”, đau nhức”, phiến lưng có nhiều mảng

chai cứng, lở loét…nên cảnh đẹp kia với anh mãi là cái miền đất mơ ước. Chính những điều đó làm cho không khí trong tác phẩm được đan cài nhiều sắc thái: huyền ảo, thơ mộng lẫn u buồn, bâng khuâng… Những cảnh vật thiên nhiên đa dạng là sản phẩm tưởng tượng tài hoa của chính nhà văn. Nhưng cũng phải thấy rằng những cảnh vật thiên nhiên trong tập truyện hầu hết được nhà văn khéo léo đặt vào trong sự quan sát, cảm nhận bằng con mắt của những người đang yêu (Bên đường chiến tranh, Cơn giông, Sống mãi với cây xanh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), đặc biệt là con mắt của nghệ sĩ; người hoạ sĩ (Bức tranh), nhà văn (Một lần đối chứng,), nghệ sĩ nhiếp ảnh (Chiếc thuyền ngoài xa) - những người có trái tim nhạy cảm, cái nhìn tinh tế và khả năng tái hiện sinh động bằng những biện pháp tu từ hấp dẫn. Cảnh vật thiên nhiên luôn giàu màu sắc hội hoạ, điện ảnh, điêu khắc và thi ca, có sức truyền cảm mãnh liệt…

Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, rất nhiều lần tác giả miêu tả hình ảnh màu xanh của những cảnh rừng, ngọn núi, bãi cỏ… Sự xuất hiện của những màu sắc ấy trong mỗi hoàn cảnh cụ thể đều đem lại cảm xúc tươi sáng, thoải mái, bình yên, đầy sức sống, đem đến không khí mới cho tâm hồn nhân vật. Đó là màu xanh luôn được miêu tả với nhiều sắc thái “xanh biếc” "xanh trong” (Bên đường chiến tranh), xanh biếc, xanh mướt, xanh bát ngát, xanh mơn mởn, xanh rờn, xanh ngăn ngắt… (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Đó là màu xanh mịt mùng, xanh mơn mởn, xanh biếc (Cơn giông)

Ngay cả trang phục cuả con người cũng gắn nhiều với màu xanh; chiếc áo dài màu thanh thiên, chiếc khăn xanh, áo len xanh, tấm áo xanh trứng sáo, chiếc áo bông xanh… Những màu xanh đó như một biểu tượng cho tuổi trẻ, niềm tin hi vọng, sự chung thuỷ, sức sống mới được hồi sinh… Nếu như hình ảnh

màu xanh mang lại bầu không khí trong lành, huyền ảo thì hình ảnh những

vùng đất trong các tác phẩm lại để lại ấn tượng về sự khắc nghiệt, không khí buồn thương, nặng nề, để lại những ám ảnh với chính các nhân vật và với người đọc. Trong tiểu thuyết Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đã viết “xưa nay, đất dưới chân người thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa. Mảnh đất vừa được giải phóng này như một lời thách đố, như một thứ chiến trường mới lập tức mở ra trên nền chiến trường cũ” [5. 681]. Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu cũng miêu tả những vùng đất “ như là một thứ chiến trường” thử thách con người...Đấy là hình ảnh vùng quê đất “rắn như gang, xa xôi hẻo lánh”, những cánh đồng hoang hoá, mặt đất “nứt nẻ”, những “vết nứt rộng như những con đường giao thông hào, và hố bom, dây thép gai, và mìn”…Vùng đất khắc nghiệt đến mức “mỗi nhát cuốc làm toé ra những tia lửa trên mặt ruộng”, thế nên bàn tay của những em bé, những ông bà già đều chai lại, đầy những vết sẹo, các làng xóm “tiêu điều và nát như tương”…(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Đó là vùng đồi núi “heo hút, khô khan, cằn cỗi”…những cây cổ thụ “chết khô”…những vạt đồi, nương ruộng bờ bụi “đầy xác xe tăng hỏng”…những “đồi hoang mọc đầy

Một phần của tài liệu Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)