hiện hoàn cảnh ấn tƣợng, nghệ thuật
Trước 1975, trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, các nhân vật thường nổi bật với những hành động, nhân vật ít bộc lộ nội tâm. Ngạn (Nguồn suối), mẹ Lân (Người mẹ xóm nhà thờ), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng) là những nhân vật đẹp, sinh động nhưng nhà văn không khắc họa họ ở chiều sâu tâm lí mà chủ yếu là những hành động anh hùng, kiên trung của họ. Ta hầu như chỉ thấy nhân vật đó sống, hoạt động, mà ít khi gặp họ suy tư, trăn trở trước hoàn cảnh mặc dù đó là những con người gặp nhiều hoàn cảnh éo le, thử thách, thiệt thòi... Sau 1975, tư duy nghệ thuật thay đổi, những truyện ngắn và nhân vật của Nguyễn Minh Châu mang sắc thái mới: diễn biến truyện nhiều khi chủ yếu là những dòng tâm trạng, những mảng hồi ức... Nhân vật đi vào chiều sâu của sự tự nhận thức. Những nhân vật trong các truyện trước 1975 thường được tác giả đặt vào hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng họ luôn vươn lên và chiến thắng hoàn cảnh một cách dễ dàng. Giờ đây, các nhân vật ý thức được hoàn cảnh, lắng vào suy tư, chiêm nghiệm và có nhiều người bất lực
trước hoàn cảnh. Chính điều đó làm toát lên không khí của hoàn cảnh và từ đó người đọc được thâm nhập sâu hơn vào nhân vật, rung động thật sự với những niềm vui, nỗi buồn của họ, của thế thái nhân tình (bởi những trang văn giờ đây gần với đời thực, nhân vật văn học dường như không còn khoảng cách với con người đời thường). Vì vậy, sức truyền cảm của tác phẩm tới người đọc phong phú và dư ba hơn.
Nhiều nhân vật trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã phải sống trong những tâm trạng đau đớn, nuối tiếc, khi nhận ra hoàn cảnh thực tại. Trong những giây phút cố giành lấy sự sống cho người mình yêu, Quỳ mới nhận thấy sự ngu xuẩn của mình trước đây khi có ác cảm với bàn tay dấp dính mồ hôi với những thói thường của con người như Hoà. Cũng trong lúc ấy, cô mới thấy được tình yêu của mình mãnh liệt đến nhường nào, đôi bàn tay của anh ấy quý giá biết bao nhiêu... Và chỉ khi Hòa mất rồi Quỳ mới thấy “lẻ loi cô độc...đến bây giờ tôi mới hiểu tình yêu thực nó là cái gì... đến bây giờ tôi mới hiểu được trong tất cả mọi sự mất mát thì mất một con người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được” [6. 236]... và cô mới thấm thía vô cùng sâu sắc “nỗi bất lực của mình”. Khi đã mất đi những người yêu thương nhất cô mới nhận ra: “tôi đã không coi họ là những con người đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi ở nơi họ một thánh nhân” [6. 217], để rồi từ đó cô sống trong nỗi niềm ân hận, giày vò, suốt đời chỉ lang thang trong những cơn mộng du và nuối tiếc quá khứ...
Nhân vật chịu sự tác động của hoàn cảnh, vì thực tế, chính dòng chảy không ngừng, khách quan của cuộc sống đã tác động không ngừng tới ý thức và điều chỉnh nhận thức của nhân vật. Nhân vật Tôi trong Một lần đối chứng
đã từng đi tìm một cuộc thử nghiệm: đi tìm phạm vi tồn tại của quy luật loài người trong thế giới rộng lớn. Cả gia đình anh đã chăm sóc và yêu thương con mèo với hy vọng có thể lấy trái tim để thay thế cho những bản năng hoang dã
của loài vật. Nhưng cuối cùng mèo vẫn là mèo, nó vẫn đi theo “tiếng gọi nơi hoang dã”(Jac London), nó vẫn tuân theo quy luật muôn đời của tự nhiên. Mọi sự gán ghép cho con vật những phẩm chất tính cách của con người đều là không tưởng, là huyễn hoặc. Không thể lấy tình yêu thương đơn thuần để phủ nhận cảm hóa được cái ác. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người ta không thể chỉ nhớ vẻn vẹn cái đạo làm người “như một cái gì để đời” mà quên đi những “quy luật tồn tại của sinh vật đã xen vào quy luật sống cao cả giữa người và người” [6. 547]. Tất cả bài học nhận thức này đã thể hiện một cuộc đối chứng hết sức nghiêm túc, sâu sắc của chính bản thân nhân vật, với ý thức của chính mình với sự phức tạp không cùng của cuộc sống… Người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa đã sung sướng vô cùng khi tìm được cảnh sắc thiên nhiên diễm lệ, nhưng ngay sau đó anh đã bắt gặp một hoàn cảnh nghiệt ngã, xót xa... Chìm sau lớp sương mờ ảo kia là một thứ hiện thực hoàn toàn khác. Chủ nhân của những chiếc thuyền với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp lại là những con người sống nhọc nhằn, lam lũ đói khổ. Vì ý thức cam chịu của người đàn bà mà mọi ý định tốt đẹp của người nghệ sĩ và ông chánh án huyện trở nên vô nghĩa. Người nghệ sĩ đã trải qua những bất ngờ liên tiếp, hàng loạt những nhận thức về hiện thực “màu xám” đã hiện lên sau tấm sương mờ ảo ngoài kia. Khi nghe lời van lạy của người đàn bà “các chú đừng bắt tôi bỏ nó”, người nghệ sĩ nhiếp ảnh có cảm giác “tôi cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá” [6. 509]. Đấy cũng chính là sự ngạc nhiên đến tận cùng trước sự phức tạp nhiều khi không thể lí giải bằng những kinh nghiệm chủ quan của con người.
Nhĩ - trong Bến quê - đã tha thiết mong đứa con trai sang bãi bồi bên kia sôngvà với chút sức lực cuối cùng, anh giơ bàn tay gầy guộc qua cửa sổ, hươ hươ một cách khẩn thiết chính là hành động thể hiện khát vọng cuối cùng
muốn chuộc lại lỗi thờ ơ, vô tâm của mình với những gì gần gũi thân thuộc xung quanh mà cả một thời sung mãn anh đã coi thường không để ý đến. Mong muốn cháy bỏng cuối cùng của đời anh đã không thể thực hiện được. Khép lại truyện ngắn, người đọc có cảm giác buồn bã, đượm nhiều trắc ẩn.
Trong truyện Hương và Phai, chị Phấn trước khi đi lấy chồng cũng đã ý thức “nay mai mình về bên ấy rồi thì cái Phai và bố sẽ vất vả lắm. Không còn Phấn, trong nhà sẽ mất đi một người biết dè xẻn, tính toán chi li mọi khoản chi tiêu cho đủ ba mươi ngày mà không hụt ngày nào. Không còn Phấn, cũng mất đứt khoản thu nhập của mứt khế và khoản máy hàng cho mậu dịch. Nay mai chỉ còn đồng lương hưu ít ỏi của bố, làm sao bố với cái Phai có thể sống, mà bố với cái Phai đều không biết tính toán bằng Phấn” [6. 415]. Nhưng rồi chị không thể ở vậy mà nuôi bố nuôi em được. Chị bất lực trước hoàn cảnh, nhưng đó cũng là cái bất lực không thể chê trách bởi con gái lớn phải lấy chồng. Cái Phai có thể tạo ra hoàn cảnh cho chị sung sướng hơn nhưng mình lại phải chịu hoàn cảnh vất vả, không còn được vô tư đi chơi nữa “ông bố đến giờ phải dậy thay Phấn ngồi đạp máy khâu và dưới bếp, trước một cái bếp dầu, cái Phai đang ngồi cầm đôi đũa cả đảo những nhát khế vừa ăn đường” [6. 424]. Đúng là trong tác phẩm này, nhà văn đã kể một câu chuyện rất bình thường của cuộc sống, nhưng nó vẫn gieo vào lòng người đọc sự ám ảnh, day dứt...
Huệ trong Khách ở quê ra là người đàn bà xuất thân từ nơi đô thị, nhưng vì hoàn cảnh éo le riêng mà chấp nhận ăn đời ở kiếp với lão Khúng, cả đời đi khai hoang với lão, bị lão biến thành cái máy đẻ (tuy rằng trong số những đứa con của mụ không phải là con lão Khúng). Chính Huệ đã cảm nhận được cảnh sống bưng bít, hẻo lánh của gia đình mình. “Chao ôi, chỉ có Huệ mới hiểu hết được tất cả nỗi đau đớn, tù túng của một đời bị bưng bít và cách biệt với chung quanh, dù kẻ thông minh và hiểu biết đến đâu cũng sẽ trở thành hẹp hòi và thiển cận không tránh được, mà cũng chẳng có gì đáng
trách, Huệ đã lấy cả bản thân số phận đời mình để làm vật thí nghiệm cho cái điều này cơ mà” [6. 586]. Huệ chỉ còn cách hi vọng, mong chờ vào tương lai tươi sáng hơn “Có thể nói rằng suốt cả đời mình, Huệ sống ở đấy để chờ đợi một thành phố sẽ ra đời” [6. 586]... Định cũng là người không chỉ cảm nhận được hoàn cảnh mà còn nhận định về nó khá thấm thía. Anh đã nhận thấy cái làng Khơi của anh “có một sức nhai người ghê gớm. Nó nghiền nát những con người ra rồi vắt nặn theo cái hình thù đã có từ nghìn đời của nó, rồi bắt những con người ấy phải sống theo cái luật cũng đã có từ nghìn đời nhưng không bao giờ viết thành văn của nó” [6. 590]. Định hiểu sâu sắc những điều biến đổi của cách mạng đến được đấy cũng chật vật và khó khăn
và “cái làng vẫn là cái làng”. Định có thể không bằng lòng với nền nếp sinh hoạt của gia đình lão Khúng, nhưng anh phải thừa nhận rằng chính Khúng là người “đã giữ gìn phần mộ của bố mẹ và ông bà Định. Chứ như cái đám con của Định thì đừng hòng, chúng nó học thức nhưng rất ít tình cảm họ hàng làng mạc” [6. 591]. Những việc làm và tính cách của lão Khúng đã gây ấn tượng khá mạnh mẽ cho Định, anh có “một tình cảm sâu nặng và cả sự kính trọng” đối với người cháu tộc trưởng này. Qua những cảm nhận của nhân vật về hoàn cảnh, chúng ta có thể thấy họ đã hồn nhiên bộc lộ nhận thức và tính cách của mình. Lần đầu ra Hà Nội, được Định dẫn đi qua bao nhiêu di tích và thắng cảnh nhưng lão cũng không mấy hứng thú, thậm chí lão còn nhận thấy “cái tháp rùa thật không giống với cái tháp rùa vẽ ở nhà lão” [6. 593], vì trong hàm ý của lão thì cái tháp rùa vẽ ở nhà mới là chuẩn mực! Ra chợ Đồng Xuân, nhìn ngắm mọi người, lão tủm tỉm cười và nhận thấy: “Thì hoá ra cái đám người ẻo lả như ngọn cỏ may này cũng không phải chỉ là đi dạo, mà cũng phải ăn uống… Hoá ra cái anh Hà Nội này cũng phải ăn” [6. 594]. Đúng là những suy nghĩ thiển cận, nực cười của một con người nhà quê suốt đời chỉ biết chúi mũi vào hòn đất.
Ông Thông (Sống mãi với cây xanh) đã từng rất xấu hổ khi nhận thấy hoàn cảnh nhà mình “Lần đầu tiên bác Thông tự thấy nhà cứ mình đơn sơ quá. Cái con người chẳng biết và chẳng quan tâm đến đời sống tiện nghi, vật chất lần đầu tiên thấy mình thanh bạch đến mức phát xấu hổ. Giả dụ người vợ bác đừng lấy đi hết… giá mụ để lại cho bác bộ bàn ghế để dùng lúc này” [6. 633]… “bác cũng cảm thấy cái gian nhà của mình như một cái rương bỏ không nắp mở toang ở trong cái ngõ hẻm” [6. 667].Nhưng, cái hoàn cảnh gia đình thiếu thốn ấy chỉ làm ông thấy buồn, cô đơn, chứ ông vẫn thấy “với ông lão dù sao cũng là một cái gian nhà - một cuộc đời riêng” [6. 674]… Ông chỉ thực sự rơi vào bi kịch đến mức muốn tìm đến cái chết vào buổi tối cái cây sấu bị người ta “xẻ thịt”. Với ông, đấy mới chính là sự tác động phũ phàng nhất của hoàn cảnh: “Suốt đời chưa bao giờ ông lão trồng cây thấy trong mình đau đớn và trống trải như vậy… Kiệt sức vì đau đớn và cô độc, ông lão như một cái cây cổ thụ trăm tuổi đang sắp ngã xuống mặt đất” [6. 677]. (Trong hai trang văn mà tác giả đã miêu tả nỗi khổ của ông lão với rất nhiều từ láy tạo cảm xúc, tạo không khí nặng nề cho hoàn cảnh: đau đớn, trống trải, lẻ loi, lảo đảo, nguềnh ngoàng, vội vã, hốt hoảng, khốn khổ...) Trong tác phẩm này, những nhân vật bà Ngan, Huân, Loan cũng là những người ý thức được hoàn cảnh thực tại. Bà Ngan bán xôi lúa âm thầm chờ đợi, giúp đỡ bác Thông hơn hai mươi năm. Người hàng xóm lặng lẽ lo lắng cho bác Thông, yêu thương bác, đồng cảm với những việc làm của bác mà mọi người cho là gàn dở. Bà Ngan đã từng tức điên ruột khi thấy bác Thông “cứ đứng đực ra đấy để mụ vợ khuân hết đồ đạc đi”, nhưng trong lòng bà “khi lần đầu bà Ngan nắm lấy cổ tay người đàn ông mà lôi trong một tâm trạng đầy phẫn nộ mà lại thấy thinh thích, thấy được che chở, bệnh vực cho một người đàn ông” [6. 663]. Đó là lần duy nhất trong hơn hai mươi năm chờ đợi bà có cảm giác “thinh thích” như thế. Khi ông lão Thông bỏ chạy khỏi gian nhà của bà trong
nỗi sợ hãi hốt hoảng (vì cảm thấy như không còn ai hiểu bác lúc đó), thì bà Ngan trào dâng bao cảm xúc “Bà Ngan ngồi lặng đi, mặc cho bao nhiêu hạt ngô bung dừ theo dòng nước sôi đang phun phì phì, trào cả ra ngoài. Bà sôi nổi nhớ lại những đêm xuân nồng nàn, những buổi chiều đông tái tê, hết ra của đứng lại vào giường ngồi, bà đã kiên trì đợi ông- trong gian nhà này. Bà bật khóc. Tiếng khóc cứ nghẹn ngào trong cổ. Bà khóc cho những năm tháng chờ đợi của đời mình. Bà đã đợi ông khi bà mới ba mươi, má hãy còn đỏ hây hây. Bà đã đợi ông khi bà bốn nhăm, đến bây giờ bà chỉ còn một tấm lòng. Nhưng con người đàn ông ấy nhút nhát quá!” [6. 678]. Bà cũng nhận ra rằng, đáng lẽ trước một người như bác Thông, bà có thể đóng vai trò một người đàn ông chủ động đến với hôn nhân. Nhưng bất hạnh cho người phụ nữ ấy là lúc nào cũng bị ám ảnh về số phận hẩm hiu, về hình ảnh hàm răng bầy chó thui, bà sợ sẽ làm ông vạ lây. Thế là, bà đành chọn cách im lặng và chờ đợi suốt mấy chục năm lặng lẽ, tội nghiệp… Thấy được hoàn cảnh của mình nhưng không dám vượt qua, điều đó tạo nên bi kịch cuộc đời của bà. Khép lại truyện là hình ảnh “cái bà cụ đã gần bảy mươi đang trịnh trọng bưng trên hai tay chiếc ba - đờ - xuy, lần từng bước chậm chạp như sợ vấp ngã, đi về hướng vườn Bách Thảo. Đến ngang một trạm bơm xăng - chỗ ấy xưa kia là một gốc cây sầu đông - bà cụ dừng lại. Vừa tựa cột bơm xăng, bà cụ ôm chiếc áo đứng đấy kiên nhẫn đợi một tiếng lọc cọc của bánh xe gỗ” [6. 683]. Đó là hình ảnh có sức ám ảnh, xúc động nhưng buồn tê tái... Nhân vật Huân cũng từng có cảm giác buồn trống trải khi đứng trong gian nhà của cha mẹ mình khi xưa “Nhưng sau khi đứng trong gian nhà một lát anh nhận thấy có một không khí thật trống trải và khác thường” [6. 637], nghĩ đến mẹ cha, anh thấy “khổ tâm và day dứt trong lòng vô hạn, anh đã sống đôi khi như một thanh niên xả láng quên hết đời, nhưng cái điều day dứt vẫn không hết vẫn không tiệt nọc” [6. 639]… Khi bọn giặc Trung Quốc đánh đến biên giới, anh đã hiểu ra được bao
điều: “vì sao cho đến khi nhắm mắt, người cha của anh vẫn còn lo giặc sẽ xông vào trong ngõ” và anh nhận thấy cuộc sống của mọi người, của gia đình mình “đời sống trở nên mong manh quá” [6. 653]. Còn bà Loan - cô gái ngại xê dịch ngày xưa - cho đến hai mươi năm sau mới thật sự thấm thía “cái ngõ 27 xấu xí chôn vùi với nó bao ngày gian truân và kỉ niệm đẹp nhất của đời bà” [6. 682]. Những cảm nhận cuả các nhân vật này thể hiện sự tác động của hoàn cảnh. Những suy nghĩ, ám ảnh của các nhân vật không chỉ phản ánh bi kịch cuộc sống của các cá nhân mà còn phản ánh một mảng đời sống của những con người trong thời buổi giao thời - khi nền kinh tế thị trường, đô thị đang lan dần vào “cuộc sống của một cái hẻm”...
Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn còn miêu tả những