HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ MÂU THUẪN XUNG ĐỘT TẠO HOÀN CẢNH TRONG TẬP TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Một phần của tài liệu Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 38)

HOÀN CẢNH TRONG TẬP TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét cái tạng của Nguyễn Minh Châu hợp với truyện ngắn... Khả năng phân tích tinh tế mọi khía cạnh ngóc nghách của một vấn đề, một tâm trạng vốn là thế mạnh của nhà văn, ở loại truyện này nhà văn có thể phát huy ưu thế, đem lại một chiều sâu bất ngờ. Chính vì vậy, khi tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu những tác phẩm trong Chiếc thuyền ngoài xa

(Nxb Tác phẩm mới, 1987 - là tập truyện ngắn đã được đưa vào tuyển tập Nguyễn Minh Châu toàn tập (tập III) - 2001. Nxb Văn học, Hà Nội).

Những tác phẩm trong tập truyện này được coi như những dấu mốc mở đường, tìm ra một lối đi mới vào thực tại đầy phức tạp và biến động của cuộc sống trong thời hậu chiến và thời kì đầu đổi mới...

Trong tập truyện này thế giới nhân vật rất phong phú, nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp; nông dân, trí thức, nghệ sĩ, người già, trẻ em, phụ nữ, người lính trở về sau chiến tranh, loài vật... Tất cả được hiện ra trong muôn nẻo đời thường sinh động, phức tạp và biến đổi không ngờ...

GS Phong Lê trong lời tựa “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”

của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đã có sự cảm nhận rất tinh tế “Nhớ về Nguyễn Minh Châu tôi thường liên tưởng đến Nam Cao. Trong cảm nhận của tôi, cả hai đều có điểm gì đó gần nhau, ở chất văn trong văn và chất nghệ sĩ nơi người, ở một niềm khắc khoải lớn về nhân sinh và cõi đời” [23. 8]. “Điểm gì đó gần nhau” ở hai nhà văn này phải chăng được thể hiện một phần lớn qua tư tưởng nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật sinh động trong những biến đổi không ngờ và trong chiều sâu tâm lí.

Tác giả Pôxpêlôp trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định: “Các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng hình như đều liên can nhau không chỉ móc nối nhau bằng tiến trình sự kiện được miêu tả (không phải bao giờ cũng thế) mà suy đến cùng, còn bằng logic của tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm nhưng tự nó lại là một trong những phương diện của kết cấu tác phẩm” [46. 212]. Như vậy, nếu xét trong cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật của tác phẩm, thì hệ thống nhân vật cũng chính là một phương diện quan trọng đầu tiên...

Một phần của tài liệu Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)