Giải pháp đấy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 55)

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.2.Giải pháp đấy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

3.2.1.Các giải pháp về phía nhà nước

Số liệu về kim ngạch xuất khẩu nông sản từ giai đoạn 2007-2012 (bảng…) thấy tình hình xuất khẩu của Việt Nam còn gặp rất nhiều hạn chế, quy mô xuất khẩu nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng nên chưa đạt được ngưỡng xuất khẩu bền vững. Chính vì thế nhà nước cần có chính sách thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra như:

Khuyến khích sản xuất nông sản bằng cách: hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất;ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông sản theo hướng liên kết về lực lượng, tạo ra các vùng sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất theo quy mô lớn để đưa vào các khoa học kĩ thuât,công nghệ,con cây giống mới có năng suất cao;xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật để sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, tạo uy tín trong thị trường nhập khẩu; Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch.

Đồng bộ hệ thông phát triển cơ sở hạ tầng kèm theo các dịch vụ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu bền vững. Để có thế trở thành một nước xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản cần phải đầu tư xây dựng vào các khu công nghiệp sản xuất chế biến quy mô lớn, đảm bảo cân bằng cung cầu và đảm bảo duy trì được công ăn việc làm cho người lao động một cách ổn định.

Đồng bộ hệ thống chính sách, luật pháp

Cần phải có sự rà soát kĩ lưỡng để nhanh chóng củng cố và hoàn thiên các nghị quyết ,chủ trương liên quan đến hoạt động xuất khẩu,xử lý nhanh các vấn đề cấp bách nảy sinh.Trong quá trình thực hiện cần giải quyết ngay các vấn đề phát sinh, xác định rõ công thức, công cụ tác động để thực hiện; thể chế thực thi, giám sát, các nguồn lực tài chính thì cần quy định rõ ràng.Chính sách này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế được rủi ro phát sinh.

Xây dựng luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đáp ứng được các yêu cầu sau: đảm bảo tính minh bạch, thống nhất;phù hợp với cam kết quốc tế.. Thông qua việc quy định điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế sẽ góp phần khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế. Nâng cao tính chủ động của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai thuế, tự nộp thuế; tăng cường vai trò quản lý của cơ quan hải quan; đảm bảo bình đẳng giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan. Các quy định của Luật phải đảm bảo tính thống nhất với Luật hải quan nhằm góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa thủ tục hải quan.

Để luật xuất khẩu phát huy được hiệu quả như mong đợi thì cần phải:xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật để đảm bảo tính kip thời và đồng bộ với việc hướng dẫn thi hành Luật Hải Quan.Tổ chức tuyên truyền rộng rãi bằng các phương tiện truyền thông đại chúng và các buổi tập huấn cho các bộ, cơ quan quản lý đảm bảo người lao động,các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu noi riêng đều nắm được luật và tuân theo đúng luật.

bằng văn bản cần được công bố rộng rãi,minh bạch và có khả năng thực thi.Các kênh thông tin nhanh chóng cập nhật những thay đổi trong chính sách để người lao động và doanh nghiệp biết để áp dụng.Biện pháp này nhằm tạo điều kiện tạo ra môi trường pháp lý,chính trị ổn định và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chiền lược dài hạn xâm nhập thị trường EU.

• Hiện nay phân công lao động là xu hướng trên toàn thế giới để nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa mặt hàng sản xuất và thúc đẩy cạnh tranh giữa các quốc gia. Để có thể thâm nhập bất cứ thị trường nào đặc biệt là EU thì cần phải xây dựng chiến lược cụ thể, phù hợp để tạo tính bền vững cho việc xuất khẩu mặt hàng và tránh những rủi ro không đáng có. Khi xây dựng chiến lược xuất khẩu cần có những phân tích và nhận thức đầy đủ về lợi thế của quốc gia. xuất khẩu phù hợp là vô cùng cần thiết, tạo ra tính bền vững cho việc xuất khẩu và giảm thiểu thiệt hại khi khủng hoảng xảy ra. Những phân tích và nhận thức đúng đắn về lợi thế so sánh của các quốc gia là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược định hướng xuất khẩu. Nếu có chính sách tích cực và thực hiện một cách linh hoạt theo tình hình thế giới, chiến lược xuất khẩu thành công sẽ là động lực vô cùng to lớn cho nền sản xuất trong nước.

• Tiếp tục đẩy mạnh mặt hàng chủ lực của quốc gia như :gạo,cà phê,tiêu,điều…và xác định lợi thế của quốc gia mình để hòa hợp với các nhân tố và tạo nền tảng phân bổ nguồn lực hợp lý trong việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

• Cần nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như:thứ nhất,quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality Management).Hệ thống quản lý TQM giúp các công ty điều chỉnh toàn bộ quy trình sản xuất để tranh những sai sót,đưa ra thị trường những sản phẩm mới nhanh hơn, chi phí thấp hơn.Chính vì thế TQM sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn mà giá thành lại thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.Thứ hai, ISO 9000 (International Standards Organization). Hệ thống

này gồm 5 tiêu chuẩn kĩ thuật và 12 công đoạn từ nguyên liệu đưa vào nhà máy đến khi đưa ra sản phẩm.Hầu hết các quốc gia đều áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật này đặc biệt là EU-một thị trường khó tính với hàng rào kĩ thuật gắt gao,đang áp dụng tiêu chuẩn này đối với hàng nhập khẩu.ISO 9000 được đòi hỏi phải áp dụng trong mua bán hàng hóa trong khối Châu Âu, như vậy hàng hóa một nước muốn thâm nhập thị trường Châu Âu phải đảm bảo về chất lượng theo ISO 9000.Thứ ba,hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm – HACCP (Hazard Analysis of Critical Control Point). Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nông sản chế biến cần phải tuân theo hệ thông tiêu chuẩn này một cách đầy đủ để có thể xâm nhập thị trường EU..

Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất xuất khẩu mặt hàng nông sản.

• Tiếp tục thực hiện các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô một cách kịp thời, linh hoạt, hợp lý; chú trọng tính đồng bộ của chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa cũng như xử lý hữu hiệu các quan hệ vĩ mô nền tảng. Lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hợp lý trong từng thời kỳ dựa trên thông tin phân tích và dự báo có tính chính xác, có căn cứ khoa học để xác định công cụ chính sách phù hợp. Quyết định đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê vào đầu năm 2010 là một bước đi quan trọng theo hướng này, nhưng cần được phân tích kịp thời, khoa học để được sử dụng hiệu quả trong quá trình hoạch định chính sách. Có sự phối hợp trong đề xuất, giải trình các điều chỉnh chính sách một cách đầy đủ và hợp lý, thực thi chính sách một cách nhất quán và chặt chẽ hơn giữa các bộ ngành chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế vĩ mô.

Đẩy mạnh xuất khẩu bền vững thông qua chiến lược Marketing sâu rộng tới các thị trường quốc tế .Thực tế cho thấy mặc dù sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Có một nghịch lý là đại bộ phận cộng đồng Việt Kiều tập trung tại EU và Đông Âu… đang phân

phối hàng hóa cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và EU. Còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này lại rất khó khăn. Chính vì vậy Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trung gian nơi thuận lợi về chính trị, văn hóa và kinh tế để từ đó làm bàn đạp tiến tới phân phối hàng hóa sang các nước Châu Âu với những chiến lược và chính sách dài hạn đảm bảo sự ổn định trong xuất khẩu nông sản từ đó tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.Do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu,việc nuôi trồng còn găp nhiều khó khăn vì người lao động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy, khoa học kĩ thuật còn yếu kém trong khi thế giới tiến bộ vượt bậc với khoa học kĩ thuật tiên tiến thì Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ với những kinh nghiệm đúc kết lâu đời. Để có thế nâng cao hiệu quả lao động cũng như chất lượng sản phẩm cần đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn đáp ứng việc nuôi trồng và quản lý với quy mô lớn hơn. Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

•Nâng cao trình độ pháp lý cho lao động làm việc trong ngành xuất khẩu nhằm giảm thiểu khả năng thua thiệt về mặt pháp lý trong quá trình trao đổi thương mại quốc tế. Ứng dụng công nghệ hiện đại như thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền. Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

• Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu cổ phần hoá các doanh

nghiệp nhà nước. Đây là một quyết định đúng đắn của nhà nước bởi lẽ điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thực

hiện các chiến lược kinh doanh , cũng như thu hút được sự quan tâm góp vốn của các nhà đầu tư.

•Nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện

các hoạt động xúc tiến thương mại như đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đẩy mạnh quan hệ ở cấp chính phủ về mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó nhà nước cũng có các chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường cũng như người tiêu dùng EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 55)