0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Triển vọng xuất khẩu mặt hàng nông sản ViệtNam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 48 -48 )

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng nông sản ViệtNam sang thị trường EU

3.1. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam sang thịtrường EU trường EU

3.1.1. Cơ hội

Hiệp ước Masstricht đánh dấu sự ra đời của liên minh Châu Âu có giá trị hiệu lực vào 1/1/1993, đây cũng là ngày thị trường chung Châu Âu được chính thức ra đời thông qua việc hủy bỏ các đường biên giới nội bộ trong liên minh và tự do di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước phát triền.Từ đó đến nay,EU không ngừng phát triển và đang tiến tới trở thành hợp chủng quốc Châu Âu.Bởi vậy,xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU sẽ có cơ hội sau:

EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay

Có thể thấy rằng EU là một khu vực có kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc chính vì thế khả năng phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng rất ổn định. Với một thị trường vững chắc đầy tiềm năng như vậy thì cơ hội mở rộng thị trường và xây dựng thị trường bền vững là điều các doanh nghiệp cần làm và nên làm để tạo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc về kim ngạch xuất khẩu.

EU là một trong ba trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất thế giới và có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế

Từ cuối thể kỉ 20, khi EU có sự chuyển dịch chiến lược sang Châu Á thì Việt Nam đã trở thành điểm trọng yếu trong chiến lược mới của EU ở Á Châu. EU ngày càng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Việt Nam đặc biệt

trong lĩnh vực kinh tế. EU không ngừng dành cho Việt Nam những ưu đãi về xuất khẩu sang thị trường của họ, đây là cơ hội Việt Nam cần phải nắm bắt cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung.Việt Nam đã kí các hiệp định hợp tác với EU và được hưởng các chế độ ưu đãi từ thị trường này, hơn thế nữa các mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng được trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng đánh giá khá cao về chất lượng.Chính vì thế có thể coi đây là cơ hội để hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU phát triển mạnh mẽ hơn.

EU đang điều chỉnh chính sách thương mại đối với Châu Á để phù hợp với tình hình hiện nay

Năm 2000 đánh dấu mốc quan trọng việc EU đã công nhân Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường và cho phép Việt Nam ngang hàng với các nước kinh tế thị trường khác trong việc điều tra và thi hành biện pháp chống phá giá. Điều này đã bảo vệ rất nhiều cho lợi ích của các doanh nghiệp, tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, một doanh nghiệp mắc lỗi mà tất cả các doanh nghiệp phải chịu hậu quả.

EU là thị trường nhập khẩu có nhu cầu lớn và khá ổn định về các mặt hàng của Việt Nam

Như đã biết thì EU là một khu vực gồm có 28 quốc gia thành viên và có chung đồng tiền thanh toán.Khi xuất khẩu sang thị trường này ta chỉ cần thực hiện theo đúng quy định chung của khối liên minh Châu Âu và thanh toán bằng đồng Euro, không phức tạp về các thủ tục hành chính.Về tiềm năng thị trường rất lớn gồm 28 quốc gia nên nhu cầu về nhập khẩu hàng nông sản là rất lớn.

Các nhân tố ưu thế Việt Nam đang có đã giúp cho Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường.Nguồn hàng chất lượng,giá cả cạnh trạnh là yếu tố giúp giữ vững thương hiệu của mặt hàng nông sản Việt Nam tại thị trường

EU.Có thể khẩng định triển vọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này rất khả quan và ổn định trong những năm tới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 48 -48 )

×