Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 51)

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.2.1. Quan điểm phát triển

Ngày nay Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới đạt mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kì mới không phải chỉ là phát triển mà phải là phát triển bền vững.Chú trọng nâng cao số lượng cũng như chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.Chuyển hướng từ phát triển kinh tế theo chiều rộng trước kia tành phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với nâng cao đời sống,phát triển toàn diện con người,thực hiện dân chủ công bằng xã hội,cải thiện đời sống người dân,xóa đói,giảm nghèo. Về mặt kinh tế-xã hội phải chú trọng vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường,không gây ô nhiễm và phá hủy môi trường. Phát triển kinh tế phải đảm bảo phát triển toàn diện về mặt kinh tế-chính trị,văn hóa-xã hội, môi trường để tiến đến phát triển kinh tế nhanh và bền vững.Đó là quan điểm của Việt Nam xây dựng nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Các quan điểm cụ thể như sau:

Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước-Việt Nam cần phải thu hút các nguồn lực bên ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Giai đoạn vừa qua tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ. Nhưng sự phát triển ấy chưa thực sự bền vững và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như nguồn tài nguyên cạn kiệt, tác động ngược của yếu tố lao động giá rẻ. Do đó tăng trưởng theo chiều rộng không phải là mô hình tăng trưởng bền vững, nếu không có những mô hình tăng trưởng mới thì xuất khẩu của Việt Nam khó có thể bứt phá trong thời gian tới và có phát triển cũng không xứng với tiềm năng của nó.

Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.Cần có những hướng đi chiến lược để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung cũng như xuất khẩu mặt hàng nông sản nói riêng có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế,tránh dàn trải,chú trọng số lượng mà không quan tâm đến hiệu quả xuất khẩu.Thực tế cho thấy trong thời gian qua,mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng, phong phú tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu lại chưa thật sự có uy tín cao trên trường quốc tế.

Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất

khẩu.Phát triển kinh tế đảm bảo vấn đề môi trường là quan điểm phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.Nội dung cụ thể của quan điểm đó:Một là, tăng trưởng xuất khẩu phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam được thiên nhiên ưu ái có nguồn tài nguyên dồi dài nhưng không vô hạn.Chính vì thế khai thác bừa bãi bất hợp lý sẽ dẫn đến cạn kiệt,sói mòn và ảnh hưởng đến khả năng khai thác,xuất khẩu trong tương lai đồng thời gây ra các hệ lụy đối với môi trường và xã hội. Hai là, tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường.Việc tăng trưởng xuất khẩu sẽ dẫn đến việc tăng năng suất sản xuất chế biến hệ quả của hoạt động này sẽ gây ra tác động xấu đến môi trường và cân có những biện pháp cụ thể để hạn chế các nguồn chất tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ba là, phát triển xuất khẩu trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường. Bốn là, phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong giai đoạn tới phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền

Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu. Hiện này

hơn 70% dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn, đời sống của họ dựa chủ yếu vào nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, chính vì thế nâng cao phát triển xuất khẩu là biện pháp xóa đói,giảm ngèo,tạo việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống người dân. Mặt khác, phát triển xuất khẩu sẽ góp phần cải thiện chất lượng lao động nâng cao và trình độ quản lý. Chính phủ cần có những chính sách để chia sẽ lợi ích thu được từ xuất khẩu một cách công bằng

là bởi ngành nông nghiệp từ trước đến nay có sự phân chia chưa hợp lý về mặt lợi ích thực tế là chưa nhận được đúng giá trị xứng đáng với công sức của họ bỏ ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w