ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 42)

Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn qua đã “ gặt hái” được không ít thành công, nhưng bên cạnh đấy vẫn còn tồn tại những hạn chế để đưa mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU trở nên ổn định, bền lâu. Có thể thấy tốc độ, quy mô, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 5 năm gần đây đều có xu hướng tăng lên và đó là dấu hiệu đáng mmừng tuy nhiên ta nhận định rằng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ.

Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể những thành tựu và hạn chế như sau:

2.3.1. Thành tựu

Về mặt kinh tế

Quy mô tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã tăng lên đáng kể. Bình quân hàng năm giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 96 tỷ năm 2012, tăng hơn 6,4 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 46% năm 2001 lên 70% năm 2010. Và tính riêng mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này luôn ở mức cao đạt 18.24 %/ năm, tăng gấp đôi trong vòng 4 năm. Trong thời gian qua, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vòa thị trường EU đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước và cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.

Về mặt xã hội

Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU diễn ra mở rộng việc làm cho người lao động. Việt Nam là một nước phát triển chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế về sử dụng lao động( điển hình như mặt hàng nông sản) đã góp phần tăng quy mô về lao động hạn chế thất nghiệp. Năm 2012, có 1,9 triệu lao đông tham gia vào ngành xuất khẩu nông sản trong đó có khoảng 0,42 triệu lao động tham gia vào sản xuất mặt hàng nông sản xuất

khẩu sang thị trường EU. Xuất khẩu nông sản đã góp phần to lớn trong tạo việc làm cho lao động phổ thông

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã góp phần cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân, xuất khẩu nông sản tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp trả lương cho lao động của họ.Xét sâu sa hơn hoạt động xuất khẩu nông sản đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương cũng như cả nước, sử dụng nguồn thu đó vào các việc như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các dịch vụ xã hội…

Về mặt môi trường

Các biện pháp bảo vệ môi trường như ISO 14000 ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng nhiều hơn điều đó chứng tỏ phần nào mức độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động xuất khẩu. Chính sách khuyến khích xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua cũng đã góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. Khả năng đáp ứng các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều nhóm hàng được nâng cao. Các phương pháp sản xuất thân thiện môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

2.3.2. Hạn chế

Về mặt kinh tế

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khá nhưng nhìn chung, lượng nông sản Việt Nam vào được thị trường EU vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Chẳng hạn các sản phẩm chè - loại nông sản có số lượng xuất vào EU cao nhất của Việt Nam trong năm 2003 - chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU; sản phẩm gỗ chỉ chiếm 1%, còn rau quả chiếm tỷ lệ không đáng kể... Từ những con số đưa ra đã phản ảnh được nhịp đồ tăng trưởng cũng như chất lượng xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU.

EU. Dù nước ta đang đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê... nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng… trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. giữa năm 2012, 3 lô hàng rau thơm của Việt Nam xuất khẩu vào EU có chứa các chất độc hại. Trước nguy cơ sản phẩm rau, quả bị “cấm cửa” hoàn toàn tại thị trường EU, cơ quan chức năng đã ra lệnh tạm ngừng xuất khẩu 5 loại gồm quế, mướp đắng, ngò gai, cần tây và ớt. Đến nay, 5 loại rau, quả tươi bị tạm ngừng xuất khẩu từ giữa năm 2012 vẫn chưa thể vào lại thị trường này

•Sự phát triển chuỗi giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam không bền vững và hiệu quả. Để gia tăng hàm lượng trị giá cho các sản phẩm nông sản, vấn đề khó khăn không phải là công nghệ sản xuất thực phẩm hoặc hàng chế biến, mà chính là khó khăn về khâu tiếp thị và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng.

•Để xâm nhập EU chúng ta không thể sản xuất các sản phẩm chất lượng trung bình mà phải thể hiện Việt Nam là một nền kinh tế quan tâm đến chất lượng và dịch vụ, đồng thời nhiều mặt hàng cũng phải có lộ trình hạ giá thành hợp lý, các doanh nghiệp phải tập trung hơn nữa cho thương hiệu và công nghệ

Về mặt xã hội

Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động xuất, nhập khẩu mà chúng ta chưa có cơ chế, chính sách để giải quyết hiệu quả. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong quá trình tự do hóa thương mại. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp. Xung đột chủ thợ có xu hướng gia tăng..Tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian kể từ năm

2006, song đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2007 và 2008. Trong năm 2008, cả nước có 720 cuộc đình công, gấp 4,7 lần so với năm 2005 và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Các vụ đình công xảy ra chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có xu hướng ngày một tăng. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì số vụ đình công giảm hẳn, chỉ còn 216 vụ.

Về mặt môi trường

Mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động xuất khẩu chưa hợp lý : đó là sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Chỉ trong hơn hai thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam giảm đi hơn một nửa, trung bình mỗi năm mất đi gần 20.000 ha, hơn 80% độ che phủ đã bị ảnh hưởng. Các đầm nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phá huỷ này.

Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào hoạt động bảo vệ môi trường về tài chính cũng như công nghệ thấp: xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong

chuỗi giá trị toàn cầu. Tính đến hết năm 2009, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là 35%, Thái Lan là 40%, Malaysia là 60%. Điều đáng nói là tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ít thay đổi trong 10 năm gần đây.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu bền vững mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 42)