Sơ
đồ 2.8. Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ
- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn
+ Bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá khả năng tài chính của khách hàng sau khi giải ngân cho vay. + Nội dung kiểm tra / nhận xét bao gồm:
• Kiểm tra việc sử dụng vốn vay .
• Tính toán cân đối nợ vay.
• Nhận xét về tình hình tài chính của khách hàng.
• Kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm (nếu có).
• Lập biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất kiến nghị (nếu có) và trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.
+ Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay căn cứ vào báo cáo của cán bộ trực tiếp cho vay kiểm tra nội dung, ghi ý kiến cá nhân, đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý và trình cán bộ quyết định cho vay.
+ Trong phạm vi quyền hạn được Tổng giám đốc uỷ quyền, căn cứ vào nội dung báo cáo của bộ phận trực tiếp cho vay, cán bộ quyết định cho vay ra các quyết định xử lý phù hợp.
- Thu hồi nợ vay
+ Cán bộ trực tiếp cho vay thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến trả hạn trả nợ, trong đó nêu rõ tổng số nợ của khách hàng phải trả (nợ gốc và lãi) và ngày đến hạn.
+ Trong trường hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ trực tiếp cho vay xem xét thẩm định nhu cầu thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay. Các bước tiếp theo được thực hiện như trình tự xét duyệt cho vay.
+ Quá ngày đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả hoặc trả không đủ và không có đề nghị gia hạn nợ, hoặc đề nghị gia hạn nợ nhưng không được chấp thuận, cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đôn đốc thu nợ.
+ Cập nhập thông tin và lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định
• Trường hợp khách hàng trả hết nợ: Cán bộ trực tiếp cho vay trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành.
• Trường hợp khách hàng không trả được nợ: cán bộ trực tiếp cho vay trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.