Trả lương theo thời gian mà cụ thể là lương được tính cho người lao động theo thời gian thực tế mà người lao động cống hiến cho công ty căn cứ vào hệ số lương của nhân viên nếu trong tháng nhân viên nào đảm bảo 26 ngày công và khối lượng công việc đề ra thì sẽ đạt lương cao nhất. Hình thức này thường áp dụng cho tổ quản lý (gồm ban giám đốc, phòng hành chính và phòng kế toán), NV giao hàng, tổ kho, tổ bảo vệ.
Cách tính lương thời gian như sau: Sẽ lấy số ngày thực tế làm việc trong tháng nhân với số lương cơ bản ngày (mức lương này căn cứ theo bằng cấp và trình độ kinh nghiệm thực tế có được để giám đốc doanh nghiệp quy định mức lương theo bộ phận và theo cho mỗi người. Cách tính này được chia ra theo từng
tiêu thức như: Lương cơ bản ngày, lương làm thêm giờ, lương trách nhiệm, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp thuộc quỹ lương.
Tổng lương = lương cơ bản công lương làm thêm giờ + tiền phụ cấp ăn trưa + tiền lương trách nhiệm + tiền phụ cấp thuộc quỹ lương .
Lương thực lĩnh = tổng lương + tiền thưởng tháng – tiền phạt vi phạm nội quy tháng – tiền tạm ứng – tiền thuế thu nhập cá nhân – tiền bảo hiểm.
Trong đó:
Lương cơ bản = số ngày công x mức lương ( theo hệ thống thang bản lương) Tiền ăn trưa = số ngày công x mức lương (mức lương này do giám đốc quyết định).
Cách tính lương này có ưu điểm : dễ tính toán, khi kết thúc tháng làm việc sẽ lên ngay được bảng lương không cần tính toán nhiều. Nhược điểm là không thể hiện hết được năng lực làm việc của nhân viên, không tạo ra được tính tự giác trong công việc, không khuyến khích được tính sáng tạo, nhiệt tình trong công việc và không mang lại hiệu quả của công việc.
VD: Lương tháng 7/2013 của Nhân viên Hành Chính A
Lương cơ bản = 26(ngày công) x 100.000đ (mức lương) = 2.600.000đ Lương làm thêm giờ = 26(ngày công) x 20.000(mức lương) = 520.000đ Tiền ăn trưa = 26 (ngày công) x 25.000(mức lương) = 650.000đ
Lương trách nhiệm =400.000đ
Phụ cấp thuộc quỹ lương = 400.000đ
Tổng lương = 2.600.000 +520.000 +650.000 +400.000 + 400.000 = 4.570.000 đ Lương thực lĩnh = 4.5700.000đ – 247.000 = 4.323.000đ
Trong đó có Thưởng tháng : 0 đ; tiền phạt vì vi phạm nội quy tháng : 0đ; tiền tạm ứng : 0đ, Tiền thuế thu nhập cá nhân: 0đ, Các loại tiền bảo hiểm: 247.000đ
Vậy tổng lương thực lĩnh của nhân viên hành chính A nhận tháng 7/2013 là : 4.323.000đ
Lương thời gian được áp dụng cho các phòng ban, bộ phận quản lý, tính theo hệ số lương của công ty, lương của các trưởng phòng được tính theo hệ số 3,94 ngoài ra còn phụ cấp trách nhiệm là 0,3. Cách tính lương theo thời gian áp dụng cho các phòng ban.
Trả lương theo thời gian cộng mức khoán doanh số: đối với những nhân viên kinh doanh của công ty, tuy vậy mức lương này không cố định mà luôn thay đổi tùy thuộc vào tình hình thị trường.
Công thức tính lương:
Tổng lương của nhân viên kinh doanh = lương cố định hàng tháng + Lương hưởng theo doanh số đạt được trong tháng.
Cách tính Lương cố định hàng tháng:
Nhân viên kinh doanh chỉ được nhận đủ 100% thu nhập cố định nếu đảm bảo đi bán hàng ít nhất 96% số ngày trong tháng, nghĩa là mỗi nhân viên bán hàng chỉ được nghỉ phép không quá 1 ngày trong tháng.
Trường hợp nhân viên bán hàng nghỉ phép nhiều hơn một ngày có sự chấp nhận của công ty và điều hành kinh doanh thì lương cơ bản sẽ bị trừ đi 100.000đ/ngày.
Nhân viên kinh doanh sẽ được hỗ trợ lương tháng 13 bằng lương cơ bản + lương cơ bản của những ngày phép năm còn lại theo thời gian làm việc thực tế, nếu còn làm việc tới ngày 31 tháng 12.
Cách tính lương hưởng theo doanh số đạt được trong tháng:
Công ty sẽ khoán chỉ tiêu doanh số cho từng nhân viên kinh doanh trong từng khu vực và căn cứ vào:
Chỉ tiêu doanh số đạt >= 90% mức thưởng là = 1.000.000đ/tháng Chỉ tiêu doanh số đạt >= 100% mức thưởng là = 1.500.000đ/tháng
Chỉ tiêu tiếp tục tăng cứ từ 1% vượt mức 100% chỉ tiêu thì nhân viên kinh doanh được thưởng 100.000 đồng ( tối đa 10%). Tối đa của mức thưởng này = 2.000.000đồng/ tháng.
Vd: Lương nhân viên kinh doanh B tháng 7/2013 Lương cố định hàng tháng = 4.000.000đ
Lương hưởng theo doanh số đạt được trong tháng = 1.500.000đ (đạt doanh số =100%) + 1.200.000 (tăng 12% vượt mức 100%) = 2.700.000đ
Tổng lương = 6.700.000đ – 360.000 ( Các khoản bảo hiểm) = 6.340.000đ Vậy tổng thực lương nhân viên kinh doanh B nhận được tháng 7/2013 là = 6.340.000đ/tháng.
Ngoài ra, tùy theo tình hình hoạt động của công ty, nếu công ty đạt được mức doanh thu theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra thì các cán bộ nhân viên trong công ty sẽ đuộc hưởng thêm một hệ số lương của công ty, có thể là 1,5 hoắc 2 tùy theo lợi nhuận đạt được.
Cách tính lương này có ưu điểm : Thể hiện được các chỉ tiêu cụ thể do đó đánh giá đúng và chính xác năng lực làm việc của nhân viên kinh doanh.Từ mức thu nhập bình quân đó sẽ thu hút được nguồn nhân lực.
Nhược điểm: Nhân viên khó khăn trong việc theo dõi chỉ tiểu sản lượng. Dẫn đến tình trạng sản phẩm tồn kho, cận hạn sử dụng không hợp lý.
2.2.Thực trạng công Tác Tiền Thưởng