Văn bản quy phạm pháp luật phải toàn diện, đồng bộ

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

Tính toàn diện, đồng bộ của VBQPPL thể hiện sự thống nhất ở hai cấp độ. Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau có 2 vấn đề lớn là: xác định rõ ranh giới giữa các ngành luật và tạo ra được một hệ thống QPPL căn bản (thể hiện trong các văn bản luật) để tạo cơ sở củng cố tính thống nhát của toàn bộ VBQPPL. Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các QPPL với nhau. xét theo cơ cấu của mỗi

33

VBQPPL với 3 thành tố cơ bản thì ngành luật có tính chất loại, chế định pháp luật có tính chất nhóm, QPPL có tính chất tế bào.để tạo ra tính đồng bộ phải giải quyết triệt để, đúng đắn mối quan hệ loại - nhóm - tế bào.

VBQPPL toàn diện và đồng bộ thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là VBQPPL phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh. Về kết cấu mỗi QPPL phải có cấu trúc logic, chặt chẽ; mỗi chế định pháp luật có đầy đủ các QPPL cần thiết; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành luật; còn VBQPPL có đủ các ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Điều này đòi hỏi việc ban hành các VBQPPL không chỉ chú trọng tới các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, củng cố chính quyền nhân dân mà còn phải chú ý tới các luật điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đời sống dân sinh như dân sự, thương mại, đầu tư, môi trường..., không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý tới luật hình thức về trình tự, thủ tục.

Bất kỳ một quy phạm hay VBQPPL nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện và đồng bộ của VBQPPL có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, những sự ràng buộc đó của các quy định, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tượng khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hưởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật. Việc thực hiện một QPPL hay một chế định luật không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định pháp luật khác gặp

34

nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được, tuỳ theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác.

Tính toàn diện, đồng bộ của VBQPPL còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)