Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới.
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, trải qua hơn 20 năm, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị quốc tế. Trong quá trình đó, chúng ta đã kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Đặc biệt, với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11/01/2007, đã có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, gia nhập. Do vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải làm sao đảm bảo để các điều ước quốc tế được thực thi một cách tốt nhất. Muốn vậy, trước hết cần phải tạo sự hài hòa giữa nội luật với luật pháp quốc tế, hay nói cách khác các VBQPPL cần điều chỉnh sao cho phù hợp với các điều ước quốc tế.
27
Hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và minh bạch, phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, tạo một “sân chơi” bình đẳng cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài
nước. Có thể nói, trú trọng vào công tác xây dựng hệ thống VBQPPL sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn nữa.