3.3.1 Về nâng cao năng lực và phát huy nguồn nhân lực ở địa phương trong công tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng
- Ở cấp độ cộng đồng thôn bản: người dân cần được nâng cao hiểu biết về luật, các quy định và các chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; người dân cần được hướng dẫn cách thức đúng yêu cầu để có thể tự xây dựng được quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng của thôn bản; Người dân cần được đào tạo các kỹ năng để có thể phát triển nghề rừng một cách bền vững; Nâng cao năng lực tổ chức, lãnh đạo… đối với lãnh đạo cộng đồng; Người dân được học tập các mô hình đã được thực hiện thành công và hiệu quả về quản lý rừng cộng đồng.
- Đối với cán bộ cấp xã: Nâng cao hiệu quả trong chuyên môn chính của mỗi cán bộ đồng thời nâng cao năng lực trong công tác phát triển cộng đồng để
có thể hỗ trợ hiệu quả cho các thôn bản nói chung và những vẫn đề cụ thể như quản lý và sử dụng rừng nói riêng; Về nhận thức cần thay đổi tư duy tiếp cận trong quản lý là hành động cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân tránh việc áp đặt ý kiến chủ quan, không tính đến lợi ích lâu dài của người dân.
Một khi năng lực và ý thức tự vượn lên của người dân, chính quyền địa phương được củng cố sẽ tạo tiền đề cho một bước ngoặt trong việc quản lý rừng để người dân có thể cải thiện cuộc sống.
Huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức, công nhân viên chức cư trú trên địa bàn tham gia với vai trò tham vấn cho cộng động giúp cộng đồng có được những quyết định đúng đắn nhất đối với công tác quản lý rừng nói riêng và giải quyết các vấn đề khác của thôn bản nói chung. Để làm được điều này tư duy và thái độ của cán bộ cấp xã, lãnh đạo thôn bản có vai trò rất quan trọng mới có thể huy động được sự tham gia đội ngũ này.
Mặt khác mục tiêu nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, lãnh đạo cộng đồng và dân cư thôn bản càn chú ý đến các yếu tố, biện pháp để có thể thu hút, khuyến khích sự tham gia của mọi nguồn nhân lực có ở địa phương. Qua khảo sát thực tế nhận thấy đây là một nguồn nhân lực chất lượng cao có thể huy động được cho công tác phát triển ở Nà Phặc vì nhiều con em người địa phương đã qua đào tạo qua trình độ cao đẳng, trung cấp hiện đang ở nhà chờ bố chí công việc. Để làm được việc này không khó những chính cộng đồng cần phải có niềm tin vào chính con em thôn bản mình.
3.3.2 Về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Theo quy hoạch chung đối với đất lâm nghiệp trên trên địa bàn thị trấn Nà Phặc có hai loại đất dành cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Diện tích đất lâm nghiệp tại các thôn thuộc đất rừng sản xuất với hiện trạng là rừng tái sinh tự nhiên và rừng đang phục hồi tự nhiên là chủ yếu.
- Bảo vệ nguồn nước: thể hiện ở 3 quy mô là hộ gia đình, nhóm hộ gia đình và khu vực dân cư. Đối với hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tự thiết lập đường dẫn nước về sử dụng ngay từ khu vực sinh thuỷ gắn liền với khu rừng mà hộ gia đình quản lý. Nhóm hộ gia đình, các hộ gia đình tự xây dựng hệ thống dẫn nước từ khu vực sinh thuỷ, cử người thay phiên quản lý, bảo dưỡng và thường được các hộ khác trả công bằng thóc và rừng tại khu vực này thường do nhóm hộ đó quản lý và bảo vệ. Đối với khu vực có 2 hình thức. Ở khu vực các thôn vùng thấp lân cận với trung tâm thị trấn có hệ thống cung cấp nước sạch và người dân sử dụng phải trả tiền với hạn mức tối thiểu 15,000 đồng /tháng cho 3 m3 đầu tiên từ số thứ tư 3,500 đồng/m3
, Nguồn nước được lấy từ các khe nước có lưu lượng lớn và tạo hệ thống bể áp lực. Ở các địa bàn vùng cao, xa trung tâm, giao thông khó khăn thì các công trình cung cấp nước sạch do nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án và nguồn nước cũng được lấy từ các nguồn sinh thuỷ ngay tại thôn bản.
- Cung cấp gỗ củi: là nhu cầu của trên 95% số hộ trong thị trấn thường xuyên sử dụng trong đun nấu hàng ngày với hai hình thức đáp ứng nhu cầu này là tự hộ gia đình khai thác và mua lại từ những người chuyên vào rừng lấy củi bán.
- Nơi chăn thả đại gia sức: phổ bến nhất là trả trâu với tập quán thả theo mùa. Tại các thôn bản trâu được thả trên rừng của thôn họ thường xuyên và chỉ mang về chuồng vào mùa cầy bừa hoặc lúc trâu sinh để.
- Cung cấp cây thuốc nam: phổ biến đối với người Tày và người Dao còn người của các nhóm dân tộc khác hầu như không biết về cây thuốc nam. Một số loại như củ Khúc Khắc, cây Lõi Vàng… được khai thác với số lượng lớn để bàn thương mại.
- Tiền khoán bảo vệ: Hiện tại người dân được nhận khoán bảo vệ với Lâm trường là 50,000 đồng/ha và các hộ được nhận theo năm trên diện tích mà họ được giao.
- Ngoài ra người dân còn được hỗ trợ công khi nhận trồng mới trong các dự án 327 sau này là 661, PAM …
Các mục đích quy hoạch: Với mục tiêu chung là bảo vệ và phát triển rừng đồng thời nâng cao đời sống cho người dân đối với công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của Nà Phặc có thể được xác định như sau:
- Rừng đầu nguồn: với mục đính chính là bảo đảm sinh thuỷ cho các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và hướng đến hưởng lợi các dịch vụ chi trả môi trường trong tương lai. Tại khu vực này ưu tiên xúc tiến tái sinh và làm giầu rừng, mặt khác ở những vị trí thuận lợi có thể bố trí cho phép xây dựng những mô hình nông – lâm kết hợp quy mô nhỏ. Tại khu vực này người dân cũng có thể khai thác củi, các lâm sản ngoài gỗ theo quy định chung.
- Khu vực có độ dốc trên 45 độ: Xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với khu vực xa xôi, khó khăn về giao thông và dân cư ít và Xúc tiến tái sinh và làm giầu rừng đối với khu vực thuận lợi giao thông, đông dân.
- Khu vực có độ dốc 25 – 45 độ: Ưu tiên cho việc phát triển rừng trồng cho mục đích thương mại với những cây trồng phù và mang lại hiệu quả. Đồng thời phát triển các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế.
- Khu vực có độ dốc nhỏ hơn 25 độ: Phát triển các mô hình vườn rừng, ưu tiên trồng các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao, cây lương thực, cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại cao.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cần được tiến hành chi tiết cho từng thôn bản với sự hỗ trợ kỹ thuật cán bộ địa chính, cán bộ khuyến lâm và cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng với sự tham gia của các thành viên chủ chột của cộng đồng. Đồng thời quy hoạch này cần được UBND thị trấn, UBND huyện thông qua.
3.3.3 Về tổ chức quản lý tài nguyên rừng
Tổ chức quản lý rừng này phải đáp ứng được yêu cầu, phải khắc khục được những khó khăn đang tồn tại đồng thời phát huy được những thuận lợi và tận dụng được tối đa những cơ hội và lợi ích mà rừng có thể mang lại cho công đồng, từng hộ gia
đình song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững trong sử dụng tài nguyên rừng.
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận và thức tiến về QLRCĐ cùng với kết quả nghiên cứu thực tế về hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các thôn bản trên địa bàn thị trấn Nà Phặc, giải pháp trong quản lý rừng cần được tổ chức như sau:
- Thứ nhất, Xác định rõ các yếu tố cố định ở đâu, cụ thể là: Quy hoạch chung của toàn thôn đối cho từng mục đích rõ ràng và được toàn thôn thông qua; Chủ sở hữu đối với mỗi diện tích tương ứng được xác định và các chính sách và phát luật của nhà nước quy định.
- Thứ hai, Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng và phân chia lợi ích chung đối với từng thôn bản. Việc xây dựng này cần có sự tham gia đầy đủ của các thành phần trong thôn bao gồm cả người có rừng cũng như những người không có rừng.
- Thứ ba, Xác lập các nhóm trên sở hữu có các lô liền nhau trong một khu vực chung để họ là những nhân tố chính trong việc quản lý và sử dụng khu vực đó dựa vào quy hoạch và quy định chung của thôn.
- Thứ tư, Các nhóm thành lập một ban đại diện để có thể xác lập tư cách pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật để có thể thực thi các quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại cộng đồng.
Nhóm này có toàn quyền trong việc tổ chức sản xuất theo đúng quy hoạch và đường hưởng mọi quyền lợi có liên quan đến diện tích rừng họ quản lý. Đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng thông qua việc bảo vệ nguồn nước… Thành viên của các nhóm này cũng được mở rộng đối với những người ở ngoài thôn trong trường hợp họ có quyền sở hữu đất lâm nghiệp trong địa bàn thôn đó. Các thành viên bên ngoài này cần thuân thủ những quy định của thôn sở tại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rừng luôn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, mỗi quốc gia và toàn thể hành tinh này. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể rừng lại thể hiện những giá trị khác nhau đối với con người. Trong hoàn cảnh hiện nay đối với đồng bào miền núi có cuộc sống gắn liền với rừng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn và khoảng cách với các vùng miền khác ngày càng lớn nhưng lại có một sứ mệnh rất lớn là bảo vệ rừng, phục hồi rừng để đảm bảo nước cho các cộng trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở vùng hạ lưu, đảm bảo chức năng cân bằng CO2 và O2, bảo vệ đa dạng sinh học… Trong bối cảnh như vậy, khu vực miền núi cần có được sự quan tâm thích đáng của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh, sản xuất cũng như toàn thể người dân.
Rừng được coi là tài sản quốc gia và từ khi đất nước thành lập, rừng được quản lý trên có sở các nguyên tắc hành chính, rừng bị tách ra khỏi cộng đồng và gần đây chính sách giao đất giao rừng được thực hiện toàn diện nhưng việc thực hiện cũng đang gặp không ít khó khăn do đó QLRCĐ được nghiên cứu và thực hiện mô hình thí điểm như một giải pháp để quản lý rừng bền vững.
Trước thực trạng đó, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn” đã lấy địa bàn thị trấn Nà Phặc làm trường hợp nghiên cứu cụ thể đã thấy rõ được các vấn đề cụ thể như sau:
- Tình hình kinh tế xã hội của người dân các thôn và tiểu khu còn rất nhiều khó khăn. Toàn thị trấn không có hộ giầu chỉ có 13% hộ khá nhưng họ không phải là nông dân mà là các cán bộ công nhân viên chức. Ở một số thôn còn có đến 100% đều là hộ nghèo và cận nghèo.
- Hiện trạng sử dụng đất: Phần lớn diện tích ở các thôn và tiểu khu được quy hoạch cho đất sản xuất lâm nghiệp nhưng hầu như không có hoạt động để có thể mang lại thu nhập từ rừng.
- Hiện trạng công tác quản lý rừng: Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp vẫn do UBND thị trấn quản lý, chưa giao cho hộ gia đình được. Chưa có hình thức giao rừng cho cộng đồng quản lý.
- Rừng ở các thôn và tiểu khu có giá trị cộng đồng trực tiếp lớn nhất là bảo vệ nơi sinh thuỷ cho các nguồn nước phục vụ sinh hoạt, cung cấp gỗ củi và một số thảo dược.
- Các lãnh đạo cộng đồng, cán bộ quản lý ở đây chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo cộng đồng của mình để có thể thúc đẩy nâng cao đời sống cho nhân dân.
Do đó đối với công tác quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững để góp phần nâng cao đời sống của người dân là việc làm cần thiết và phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Cụ thể là:
- Nâng cao năng lực cho cán bộ và hiểu biết cho người dân trong cộng đồng dân cư.
- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng thôn bản. - Thành lập nhóm để quản lý rừng ở cộng đồng dân cư.
- Lập kế hoạch phát triển thôn bản và kế hoạch riêng cho quản lý rừng cộng đồng thôn bản.
- Tìm và huy động các nguồn lực để hỗ trợ trong công tác thực hiện kế hoạch. Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn và có khả năng áp dụng tại địa bàn thị trấn Nà Phặc trong thời gian tới như một cơ sở khoa học để lãnh đạo thị trấn căn cứ xây dựng các kế hoạch cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Everlyn Mathias (2001), Phương pháp thu thập và sử dụng kiến thức bản địa, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Jean – Christophe Castelle và Đặng Đình Quang (2002), Đổi mới ở vùng miền núi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Koos Neefjes (2003), Môi trường và sinh kế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bình (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, CXB Công ty cổ phần Đầu tư Thiết bị và In, Hà Nội.
5. Lê Mông Chân và Lê Thị Huyên (2006), Thực vật rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam.
6. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học Môi trường, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Ngãi (2006), Lâm nghiệp xã hội đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Mạn (2010), Một số kinh nghiệp trong quản lý rừng cộng đồng từ dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng.
9. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Trần Duy Rương (n.d), Quản lý rừng cộng đồng ở Hoà Bình – Các giải pháp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
11.Nguyễn Văn Trương (1994), Tài nguyên rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12.Chương trình tại trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đới (2007),
Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng.
13.IUCN (2009), Kỷ yếu hội thảo về quản lý rừng cộng đồng.
14.Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình (2009), Tài liệu hướng dẫn “Quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
15.Viện Kinh tế sinh thái (2010), Kỷ yếu hội thảo “Quản lý rừng tự nhiên - Những tồn tại và thách thức”, Hà Nội.
16.Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2010), Kỷ yếu hội thảo “Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng”.
TK1 Cốc Pái Nà Tò Nà kèng Nà Làm 1 2 3 4 5 Tổng diện tích ha 6280 210.5 316.9 177.5 152.16 213.1 A Đất nông nghiệp ha 660.23 16.5 30.8 18.4 23.9 28.7 1 Lúa ha 439.5 13 23.8 14.4 20.1 26.7 2 vụ ha 282.5 8.3 16 8.6 13.9 16.5 1 vụ ha 157 4.7 7.8 5.8 6.2 10.2 2 Nương ha 178.4 2.5 2.5 2 2 1.5 1 vụ ha 178.4 2.5 2.5 2 2 1.5 2 vụ ha 0