0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN (Trang 35 -35 )

2.4.1. Phương pháp luận

Theo hội nghị Hensinky, Quản lý rừng bền vững lá sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tình trạng đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác. Cụ thể quan điểm này được hiểu như sau:

- Quản lý rừng bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra ( Sản xuất gỗ nhiên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ …; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn…; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái…).

- Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng xuất, hiệu quả ngày càng cao ( không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và

phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng xuất rừng).

- Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và nghĩa vụ cũng như mối quan hệ với nhân dân, cộng đồng địa phương.

- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.

Quan điểm này là một trường hợp cụ thể về phát triển bền vững đối với trường hợp là rừng. Do đó cũng đảm bảo được các nguyên tắc về phát triển bền vững.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa số liệu

- Phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trong nghiên cứu này bởi trong công tác quản lý rừng cộng đồng đã tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như các mô hình thực hiện tại các địa phương. Do đó các tư liệu có được sẽ cung cấp các thông tin hữu ích trong nghiên cứu.

- Nguồn tài liệu kế thừa được thu thập từ UBND thị trấn Nà Phặc, Hội thảo “ Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng” tổ chức ngày 20/4/2010 tại Na Rì - Bắc Kạn, tại thư viện của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam , Viện Kinh tế Sinh thái và trên các trang tin điện tử.

Các phương pháp điều tra thực địa

- Được tiến hành tại khu vực nghiên cứu và các địa bàn đại diện có các mô hình điển hình về công tác quản lý rừng (các mô hình điển hình thành công và thất bại) tại tỉnh Bắc Kạn. Qua đây để củng cố tính thực tế cho các giải pháp đề xuất tại địa bàn nghiên cứu.

- Tiến hành khảo sát tại các thôn bản của thị trấn Nà Phặc thu thập thông tin cũng như có được nhận thức trực quan về khu vực nghiên cứu.

- Thông qua các bảng hỏi được sử dụng trong khảo sát thực địa để có được các thông tin một cách khoa học phục vụ cho nghiên cứu.

- Đã tiến hành thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất và tình hình kinh tế xã hội của các thôn bản trong địa bàn nghiên cứu.

- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ liên quan ở địa phương. Phương pháp PRA

- Sử dụng công cụ SWOT với sự tham gia của trưởng các thôn bản để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rừng hiện tại của các thôn bản.

Phương pháp bản đồ: Thông qua phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Nà Phặc để nắm được một cách tổng quát sự phân bố cũng như đặc điểm địa hình diện tích đất lâm nghiệp ở khu vực.

* * *

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN (Trang 35 -35 )

×