0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN (Trang 30 -30 )

2.2.1. Tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam được tái lập và 1/1/1997, nằm ở 21o48 - 22o44 vĩ độ Bắc và 105o26 - 106o1440 kinh độ Đông. Một số con sông bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn đóng vai trò quan trọng về mặt sinh thái đối với các tỉnh ở hạ lưu. Đặc điểm khí hậu của vùng là cận nhiệt đới miền núi, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1500mm và được đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa, nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7, trung bình là 263mm. Lượng mưa mùa này chiếm 82% lượng mưa cả năm, nhiệt độ biến động từ 22,9oC - 27,3oC.

Mùa khô, lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng tháng trong mùa này dao động từ 13,0 đến 70,5 mm, và nhiệt độ trung bình 18oC. Nhiệt độ mùa đông có thể giảm đột ngột xuống đến 2,2oC và có kèm theo sương muối.

Đặc trưng khí hậu theo mùa này ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất nông – lâm nhiệp của tỉnh Bắc Kạn.

Với tổng số 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn, tỉnh Bắc Kạn được chia thành 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn) và một thị xã Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.859,4 km2, dân số 295.300 người; mật độ dân số 61 người/km2

(Niên giám thống kê 2009 - Tổng cục thống kê).

Tại Bắc Kạn có 7 nhóm dân tộc: người Tày (54%), người Dao (16,8%), người Kinh (15%), người Nùng (9%), người Mông (5,5%), người Hoa (0,4%), người Sán Cháy (0,3%).

- Người Tày, Nùng và Kinh là nhóm dân cư chiếm đa số trong tỉnh, sống dọc theo các tuyến giao thông chính, gần các trung tâm lớn như thị xã Bắc Kạn và các thị trấn các huyện. Nhóm người này thường định cư gần sông suối, và chủ yếu là canh tác lúa nước. Người Tày, Nùng và Kinh cũng là những dân tộc có nhiều người tham gia vào công tác quản lý hành chính, công nhân viên chức tại tỉnh Bắc Kạn.

- Số dân cư còn lại là người Dao, Mông, Hoa và Sán Cháy sống ở các vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận và có rất ít ruộng đất để trồng lúa nước. Những người dân này thường sống dựa và các hệ thống canh tác nương rẫy trên diện tích rộng, nhưng năng suất dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của thời tiết.

Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đối với GDP của tỉnh với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn, mía, lạc, đậu tương và thuốc lá. Bên cạnh đó việc chăn nuôi đại gia súc có xu hướng giảm nhưng việc trồng các cây lâu năm (cây ăn quả, cây lấy gỗ) cũng như công tác bảo vệ rừng được mở rộng trong những năm gần đây.

2.2.2. Huyện Ngân Sơn

Huyện Ngân Sơn nằm ở phía Đông Bắc thị xã Bắc Kạn, giáp với huyện Ba Bể ở phía Tây và huyện Na Rì ở phía Nam và Tây Nam. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng và Tây Bắc giáp Lạng Sơn.

Đơn vị hành chính có một thị trấn (Nà Phặc) và 10 xã là: Văn Tùng, Đức Vân, Thượng Ân, Cốc Đán, Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm, Trung Hoà và Bằng Vân.

Huyện Ngân Sơn cách thị xã Bắc Kạn 60km trên tuyến đường Quốc lộ 3 ( Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng).

Cánh cung Ngân Sơn chạy từ phía bắc huyện Ngân Sơn (giáp Cao Bằng) dọc phía đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (Thái Nguyên) thành hình cánh cung theo hướng Bắc-Nam. Cánh cung Ngân Sơn thể hiện rõ vai trò là đường phân thuỷ giữa lưu vực các sông chảy sang Lạng Sơn, Cao Bằng với lưu vực các sông chảy xuống Thái Nguyên; đồng thời tạo thành ranh giới phân chia khu vực khí hậu quan trọng: sườn phía đông đón gió mùa đông nên lạnh và khô hơn sườn phía tây; sườn phía tây khuất gió mùa đông nhưng đón gió tây nam, mưa nhiều hơn.

Các dãy núi trên cánh cung Ngân Sơn có những đỉnh cao trên 1000m như Khau Xiểm (1147m), Phịa Khao (l 061m), Phya Đén (l.263m)... thuộc huyện Ngân Sơn Huyện có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 20,5o

C. Nhưng không đồng nhất, mà cũng có sự phân hoá thành 2 mùa trong năm và phân hoá giữa các vùng. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 12. Càng lên phía bắc, mùa lạnh càng kéo dài hơn và lạnh hơn. Mùa lạnh bắt đầu lừ đầu tháng 10, kết thúc vào tuần đầu tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ cao nhất lên tới 39 độ C, nhiệt độ thấp nhất là -2,8 độ C trong tình trạng nhiệt độ cực đoan. Trên các đỉnh cao có năm có tuyết rơi.

Độ ẩm trung bình năm thuộc loại cao, Sự biến thiên độ ẩm không đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa. Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu (tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm không khí đến độ bảo hoà (100%).Lượng mưa trung bình năm là 159,1mm.

Gió mùa đông bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết

địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị "nhiệt đới hoá" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đông bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.

Dân cư huyện Ngân Sơn có 5.819 hộ với 27.543 người, mật độ 42,74 người/km2. Số hộ đói nghèo theo thống kê 6 tháng đầu năm 2007-2008 là 2.732 hộ, chiếm 46,94% tổng số hộ.

Về tình hình sản xuất: kinh tế của huyện là kinh tế nông lâm và khai thác khoáng sản. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đời sống người dân là lương thực, cây có hạt bình quân năm 2006 đạt: 543kg/người, dự tính năm 2007 là 560kg/người. Năng suất bình quân 41 tạ/ha đối với cây lúa, 32 tạ/ha đối với cây ngô. Các loại sản phẩm cây trồng khác như thuốc lá (15 tạ/ha) và đỗ tương (13 tạ/ha) cũng chỉ là những cây kinh tế tiềm năng của huyện. Còn thực tế hiện nay thì Ngân sơn là một trong những huyện nghèo của cả nước. Ngoài ra, người dân cũng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm. Đàn gia súc của huyện gồm 11.131 con trâu và 8.541 con bò.

2.2.3. Thị trấn Nà Phặc

Thị trấn Nà Phặc nằm ở phía Nam huyện Ngân Sơn, có diện tích đất tự nhiên là 6.280km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 615,84ha chiếm 11,08% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha chiếm 60,85% tổng diện tích đất toàn xã. Nà Phặc có trục quốc lộ 3 đi qua với tổng chiều dài 20km, thuận tiện cho việc giao thương, phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều, các thôn vùng cao đồng bào sống rải rác và canh tác nương rẫy là chủ yếu nên cơ sở kinh tế xã hội nơi đó còn thấp kém, cơ sở hạ tầng cũng chưa tốt, giao thông đi lại khó khăn là rào cản phát triển.

Thị trấn có 1.390 hộ gồm 6.295 nhân khẩu sống trong 25 thôn bản và tiểu khu. Thị trấn có 7 dân tộc anh em chung sống, người Tày chiếm chủ yếu (70%). Nhân dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động và đời sống hàng ngày. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 290,4ha. Diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ là 160ha, lúa 1 vụ là 130,4ha. Năng suất cây trồng đạt 500kg/1000m2.

Về chăn nuôi, tổng đàn trâu bò là 3.160 con, trong đó số trâu chiếm 1/3, số bò chiếm 2/3 tổng đàn. Ngoài ra, nông dân vẫn nuôi lợn, gà, vịt,.. nhưng không có thống kê.

Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha, trong đó diện tích rừng nguyên liệu giấy là 109,2ha, rừng theo chương trình PAM là 190ha. Kinh tế vườn rừng chưa cho thu nhập.

Về tiểu thủ công nghiẹp: chưa phát triển. Xây dựng cơ ban cũng chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng đường Nà Nong – Bó Danh.

Cơ sở hạ tầng: Hiện nay mới chỉ có 19/25 thôn có hệ thống lưới điện quốc gia. Số hộ được sử dụng điện chiếm 82% tổng số hộ cả thị trấn.

Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000.000đ/người/năm.

Thị trấn Nà Phặc có 6 trường học, trong đó ngành học Mầm non là 2 trường, tiểu học là 3 trường và 1 trường trung học phổ thông.

Thị trấn có 1 bệnh viện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ trẻ em tuy được quan tâm nhưng đang còn có nhiều khó khăn

Thị trấn Nà Phặc tuy chưa nằm trong diện các xã đặc biệt khó khăn so với mặt bằng chung của địa phương nên không thụ hưởng chương trình 135 của chính phủ, do đó cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư xây dựng vì không có nguồn kinh phí khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN (Trang 30 -30 )

×