Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn (Trang 70)

3.2.1 Hiện trạng giao đất giao rừng

Nà Phặc chỉ có hai loại đất là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. Tình hình giao đất giao rừng trên địa bàn đến năm 2010 chi tiết bảng dưới đây

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2010 của Nà Phặc.

Thống kê cho thấy hiện nay Nà Phặc mới chỉ giao được đất rừng sản xuất cho hộ gia đình là 1500.90 ha tương đương 30% diện tích và Lâm trường huyện quản lý 647.80 ha tương đương 13% diện tích.

Thực trạng 67% diện tích còn lại trên địa bàn đều có chủ sở hữu nhưng chính quyền địa phương chưa làm được các thủ tục hành chính giao cho các hộ gia đình vì đất họ sử dụng được xác lập do lịch sử lại ở địa phận của thôn khác.

Việc xác định rừng cộng đồng và xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng chưa được đề cập đến trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở đây. Nhưng thực chất rừng cộng động được xác lập phổ biến ở các thôn cho mục đích bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng và được quản lý trên sự thống nhất chung cả cộng đồng dù mỗi diện tích cụ thể có thể được giao cho hộ gia đình.

3.2.2 Vai trò của các bên liên quan trong quản lý rừng ở Nà Phặc

Hộ gia đình

- Hộ gia đình là người hưởng lợi trực tiếp từ rừng ở thôn, phổ biến nhất là nơi cung cấp gỗ củi trong sinh hoạt hàng ngày, nhận được công bảo vệ hàng năm, giữ ổn định nguồn nước cung cấp cho gia đình và cộng đồng.

- Ngăn chặn các hành vị xâm phạm rừng trái phép của các đối tượng ngoài cộng đồng cũng như các thành viên khác trong cộng đồng phá hoại rừng đã được giao.

- Thông tin cho các hộ khác, chính quyền, các lực lượng kiểm lâm, công an, bộ bội trên địa bàn khi có sự cố liên quan như cháy, khai thác rừng trái phép trên địa bàn.

Trưởng thôn

- Nắm tình hình chung toàn thôn về các vấn đề bao gồm cả các vấn đề liên quan đến rừng của thôn. Trưởng thôn thường là người nắm rất rõ và biết được từng khu vực mà mỗi hộ gia đình trong thôn quản lý.

- Thay mặt các hộ gia đình trong thôn tham gia giải quyết hay nhận chỉ đạo từ các cấp chính quyền cho người dân.

- Xem xét và xác nhận việc được khai thác gỗ cho các mục đích khác nhau của các hộ gia đình ở những diện tích cụ thể để UBND xã làm cơ sở cho phép khai thác.

- Thông tin, huy động các lực lượng tại chỗ tham gia bảo vệ rừng khi có sự cố cháy hay các hành vi xâm phạm rừng.

- Trưởng thôn cũng là người tuyên truyền, vận động người dân trong thôn về các đường lối chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở thôn bản.

Lâm trường Ngân Sơn

- Hiện nay Lâm trường đại diện thay mặt các hộ gia đình ở các thôn ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng với Ban quản lý dự án 661.

- Thức chất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thì Lâm trường chỉ đóng vai trò trung gian và hợp thức hoá các thủ tục hành chính vì thôn, hộ gia đình không đủ tư cách pháp nhân ký kết các thoả thuận.

UBND thị trấn Nà Phặc

- Trong công tác quản lý ở địa phương cấp xã thì vai trò của chủ tịch, phó chủ tịch UBND và bí thư, phó bí thư đảng có vai trò rất lớn. Đặc biệt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay do chỉ đạo và quyết tâm của họ mà diện tích rừng tái sinh ở đây được bảo vệ và phát triển cả về diện tích và chất lượng rừng.

- Họ có thể chỉ đạo, huy động các lực lượng tại chỗ như các đoàn thể, dân quan tham bảo vệ rừng thôn bản trên địa bàn khi cần thiết.

- Họ cũng có vai trò cho phép việc khai thác rừng trên địa bàn cho những mục đích sử dụng khác nhau của người dân nhưng với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm địa bàn.

UBND huyện Ngân Sơn

- Là đơn vị chỉ đạo trực tiếp các chương trình, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng trong huyện.

- Với chức năng của UBND huyện hoàn toàn có thể để xuất thực thi các chính sách liên quan để phát triển rừng bền vững với UBND tỉnh cũng như chỉ đạo UBND các xã thực thi các chính sách đó.

- Hiện nay UBND huyện Ngân Sơn rất nỗ lực trong việc thực thi các chính sách, dự án về lâm nghiệp trên quan điểm bảo vệ và phát triển rừng tái sinh tự nhiên ở các thôn bản.

Kiểm lâm địa bàn

- Có vai trò phát hiện và ngăn chặn các hành vị xâm hại rừng, buôn bán lâm sản bất hợp pháp trên địa bàn.

- Phối hợp với UBND xã, thôn để tuyên truyền công tác bảo vệ rừng. 3.2.3 Những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình dựa trên phương thức canh tác nương rẫy của gia đình, dòng họ nên diện tích của mỗi hộ bị phân tán nhiều khu vực khác nhau trong thôn. Mặt khác những diện tích thuộc địa bàn thôn khác lại không thể giao cho các hộ gia đình hay ngược lại diện tích thuộc thôn nhưng là do người thôn khác sử dụng cũng không thể giao cho người trong thôn. Vấn đề này là một trở ngại rất lớn đối với công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả.

- Trình độ dân trí, nhận thức của người dân thấp, kiến thức bản địa dần bị mai một. Trong hoàn cảnh hiện nay cộng đồng với trình độ dân và nhận thức thấp thêm vào là kiến thức bản địa bị mai một làm cho người dân dễ mất định hướng trong tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Họ không thể nhận thức được rõ ràng rừng và đất rừng cũng là một nguồn tài nguyên giúp họ cải thiện cuộc sống ngoài việc sản xuất nông nghiệp. Việc kiến thức bản địa bị mai một làm mất dần khả năng nhận dạng các tài nguyên lâm sản ngoài gỗ mà rừng có dẫn đến coi nhẹ công tác bảo vệ rừng cộng với nhận thức còn thấp thì họ đã tự đánh mất cơ hội của chính cộng đồng họ.

- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn của người dân: tính trung bình toàn xã có 28% hộ nghèo và cận nghèo, 64% hộ trung bình và 8% hộ khá. Với hoàn cảnh

kinh tế khó khăn như hiện nay thực chất người dân không quan tâm đến bảo vệ và phát triển rừng ngoại trừ khu vực rừng đầu nguồn nước, khi có cháy rừng được chính quyền huy động. Áp lực này buộc những người có sức lao động trong gia đình chủ yếu là nam giới phải đi làm thuê ở ngoài để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

- Mâu thuận lợi ích giữa nhóm có rừng và nhóm không có rừng trong chiến lược sinh kế: Xẩy ra phổ biến giữa nhóm có rừng và muốn làm giầu rừng để nâng cao thu nhập với nhóm cũng muốn nâng cao thu nhập nhưng bằng việc chăn thả đại gia súc. Nhóm người có rừng với nhóm người không có rừng nhưng lại kiếm sống bằng việc lấy củi để bán.

- Vai trò, năng lực và quyền lợi của người lãnh đạo cộng đồng còn rất hạn chế: xuất phát từ chế độ mà các trưởng thôn nhận được trong việc lãnh đạo cộng đồng nên không thể thu hút được những người có năng lực nhất và các yêu cầu của chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan ở địa bàn làm cho họ mất rất nhiều thời gian khi nhận vị trí này. Do đó họ thường làm việc rất thu động và luôn luôn sẵn sàng từ chức.

- Vai trò của UBND thị trấn Nà Phặc: Chỉ tập trung vào công tác quản lý hành chính là chính đối với bảo vệ rừng mà chưa chú ý và có kế hoạch phát huy để góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Chính quyền cũng không chủ động trong việc tìm hướng đi bền vững trong bảo vệ và phát triển rừng của các thôn bản.

- Chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng chưa thật sự quan tâm đến việc đảm bảo cuộc sống cho người dân sống gắn với rừng. Điều này có thể nhận thấy rất rõ bởi việc bảo vệ rừng bằng các biện pháp hành chính đang được thực thi ở địa phương là việc đóng cửa rừng mà cũng không có chiến lược trong việc sau khi rừng được bảo vệ và tái sinh tốt như hiện nay.

- Hoạt động khuyến lâm chưa phát triển: người dân không có cơ hội tiếp cận các tiến bộ, phương thức hoạt động hiệu quả và các chính sách, cơ hội trong

tương lai đối với tài nguyên rừng nên ngươi dân chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

- Tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế: Từ việc không biết được thông tin thị trường cho các sản phẩm từ rừng mà đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ làm cho người dân ít quan tâm tới phát triển nghề rừng.

- Qua phân tích hiện trạng đất lâm nghiệp tại các thôn bản nhận thấy đa phần diện tích rừng đều được quy hoạch là rừng sản xuất nhưng lại không có một phương thực quản lý cũng như kế hoạch phát triển sản xuất được xây dựng. - Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: với địa hình có độ dốc cao, rừng thường

xa nơi cư trú của cộng đồng nên là vấn đề khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao thông khó khăn: Giao thông đặc biệt khó khăn đối với các thôn bản vùng cao của Nà Phặc nên công tác bảo vệ và phát triển rừng ở những khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn.

- Rừng trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ bị chặt phá tự phát để trồng những cây mang tính hành hoá rủi ro về thị trường, sinh thái và cả chính sách.

3.2.4 Những thuận lợi và Cơ hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng để nâng cao đời sống cho người dân địa phương

- Rừng tự nhiên đang được bảo vệ và phục hồi tái sinh tự nhiên trong thời gian dài nên rất có giá trị về mọi mặt. Trên cơ sở này chỉ cần có hướng đi phù hợp là có thể bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

- Đại đa số người dân đã có nhận thức được vai trò và giá trị của rừng qua trải nghiệm thực tế diễn ra khi rừng bị tàn phá và mất đi trong thời gian trước đây. Do đó khi có một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với đời sống của họ thì chắc chắn họ sẽ rất tích cực tham gia.

- Tính cộng đồng cao của người dân: Một khi đã có được sự đồng thuận của các thành viên trong cộng đồng thì việc tuân thủ các quy định là tuyệt đối.

Đây là một ưu thế rất quan trọng đối với đồng bào miền núi nói chung. Do đó việc thiết lập rừng cộng đồng để quản lý sẽ hiệu quả.

- Thời gian và nhân lực dồi dào: Đối với người nông dân thì thứ họ có sẵn nhất là thời gian và lao động không chỉ giới hạn ở người trong độ tuổi lao động. Đây là yếu tố rất tương quan với phần lớn diện tích của các thôn bản là đất lâm nghiệp. Do đó 2 yếu tố cần được phát huy để góp phần cải thiện cuộc sống người dân nơi đây.

- Rừng hiện nay đã trở thành một tài nguyên vô cùng quan trọng và được quan tâm trong bối cảnh khí thải nhà kính mà tác nhân chính là CO2 đang là vấn đề toàn cầu. Rừng là nguồn sinh thuỷ cho các công trình thuỷ lợi và của các nhà máy thuỷ điện. Do đó bảo vệ và phát triển rừng cùng với việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ là một trong những hướng đi phù hợp.

- Tỉnh Bắc Kạn cũng đã tiến hành xây dựng thủ nghiệm các mô hình về QLRCĐ cho những kết quả bước đầu rất khả thi nên việc vận dụng vào địa bàn sẽ có được sự ủng hộ của chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)