So sánh nguồn vốn TGTK với việc sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội – PGD Hồ Tùng Mậu (Trang 41)

T Kỳ hạn gửi Năm 2012 Năm 2013 Năm

2.3.2.5 So sánh nguồn vốn TGTK với việc sử dụng vốn.

Bảng 2.7: So sánh TGTK và cho vay vốn của MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu năm 2012 -2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2012 Năm2013 Năm2014

Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm2014/2013 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Vốn TGTK 229.707 270.169 279.977 40.462 17,61 9.808 3,63 Tổng dư nợ 355.694 379.877 410.283 24.183 6,80 20.406 8,00 %TGTK/Tổng dư nợ 64,58 71,12 68,24 6,54 10,13 (2,88) (4,05)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của PGD Hồ Tùng Mậu)

Nguồn vốn TGTK của MHB chi nhánh Hà Nội - PGD Hồ Tùng Mậu có tăng về số tuyệt đối và tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của dư nợ cho vay của ngân hàng khiến mức độ đáp ứng của TGTK trong tổng dư nợ có xu hướng giảm theo các năm. Xét về chi tiết, TGTK năm 2012 đáp ứng 64,58% dư nợ cho vay. Tới năm 2013 tiếp tục tăng lên 71,12% và năm 2014 giảm xuống còn 68,24%. Điều này làm tăng chi phí huy động vốn cho ngân hàng, ngân hàng hạn chế sự chủ động về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể nhất của việc này là ngân hàng bị giới hạn mức dư nợ cho vay, ngân hàng luôn trong trạng thái hạn chế giải ngân do phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn cấp trên.

2.4Kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại MHB chi nhánh Hà Nội - PGD Hồ Tùng Mậu

2.4.1Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước, kinh tế thủ đô đang dần ổn định và phát triển khá mạnh, nhu cầu nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế tăng cao. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn vốn đối với nền kinh tế, MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu đã khai thác mọi nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất của các đơn vị kinh tế trên địa bàn. Trong đó nguồn vốn TGTK là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu.Với tầm quan trọng của nguồn vốn này ngân hàng đã rất chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn TGTK dân cư.Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn hoạt động, nhưng thời gian qua công tác huy động vốn TGTK của Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Nguồn vốn TGTK tăng trưởng liên tục trong ba năm, đạt 279,977 tỷ đồng vào cuối năm 2014, tăng 3,63% so với năm 2013, và tăng 17,61% so với năm 2012, và trên 80% trong số đó có kỳ hạn <12 tháng cân đối với hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. TGTK bằng ngoại tệ tăng qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu sử dụng da dạng hóa các hình thức huy động vốn TGTK trong dân cư. PGDHồ Tùng Mậu nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ Đô, được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thuận tiện cho giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi như:

- TGTK đa dạng các loại hình như: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 10 ngày, 15

ngày, 20 ngày, kỳ hạn theo tháng từ 1 tháng tới 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, trên 24 tháng bằng nội tệ và ngoại tệ USD. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống ngân hàng còn mở rộng các hình thức mới như: tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm gửi

góp, tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi… bước đầu đã có kết quả khả quan và chứa đựng một tiềm năng lớn.

- Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền.

- Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng rất coi trọng công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động… Đó là bước nhảy vọt về hoạt động huy động vốn nới chung, hiệu quả huy động vốn TGTK nói riêng.

Lãi suất huy động vốn được Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt, điều chỉnh theo mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn và tình hình cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn toàn chi nhánh, đảm bảo cho vay có lãi, và thực hiện đúng quy định của NHNN, nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn.

2.4.2Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn TGTK thì MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới.

Thứ nhất, Mặc dù nguồn vốn TGTK tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều, và chưa cao. Ở năm 2013 tăng trưởng 17,61% so với năm 2012, nhưng năm 2014 mức tăng trưởng chỉ 3,63% so với năm 2013, không đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định của MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu, dẫn tới tình trạng ngân hàng không chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, Xét về số tương đối thì TGTK chiếm tới 65% tổng nguồn vốn huy động, nhưng về số tuyệt đối thì con số này rất nhỏ so với tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng và phần trăm đáp ứng vốn cho vay có xu hướng giảm xuống qua các năm.

Thứ ba, Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, chưa có sự chủ động giao dịch giữa NH với công chúng, NH thiếu một lực lượng chuyên đảm nhiệm công việc tư vấn truyền thông về NH đến với công chúng, vì thế mà NH vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.

Thứ tư, TGTK bằng ngoại tệ của MHB chi nhánh Hà Nội-PGD Hồ Tùng Mậu phát triển rất chậm và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ năm, Trình độ, năng lực của đa số cán bộ nhân viên trong ngân hàng tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội – PGD Hồ Tùng Mậu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w