Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Phú Đạt Hòa Bình (Trang 47)

•Hạn chế về nhân lực

Hiện nay với yêu cầu cao về kỹ thuật của công nhân để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Công ty còn thiếu nhiều lao động trình độ cao. Lao động phổ thông chiếm tới 59% là gánh nặng trong việc giám sát kỹ thuật cho bộ phận giám sát chất lượng, số lao động phổ thông trình độ tay nghề còn thấp thường là tính độc lập không cao, phải có sự lắp ghép với lao động đã qua đào tạo và có tay nghề cao.

Đội ngũ cán bộ và giám sát chất lượng còn thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động do bộ phận này hoạt động còn chưa lâu và các nhân viên tuổi nghề còn khá trẻ. Việc điều hành và giám sát công việc còn chưa sát sao trong những buổi tăng ca, làm thêm dẫn đến hiệu quả còn thấp.

Số lượng các bộ giám sát quy trình còn thiếu, trong những đơn đặt hàng yêu cầu tốc độ nhanh, ngày làm 3 ca thì công tác kiểm tra không đảm bảo quy

định do thiếu nhân lực, không đáp ứng về ặt tần suất kiểm tra và số lượng kiểm tra.

Với nguồn nhân lực hiện nay của Công ty còn thiếu một lực lượng lao động có trình độ và yêu cầu chất lượng cao hơn nữa.

•Hạn chế về kỹ thuật

Hiện nay Công ty có hệ thống máy móc, kho bãi, nhà xưởng hiện đại đạt tiêu chuẩn công nghiệp nhưng công tác vận hành còn nhiều yếu kém, hệ thống máy móc còn hoạt động chưa hiệu quả, công tác bảo dưỡng chưa chính xác theo yêu cầu, kho bãi thì chưa gọn gàng, chưa bảo quản tốt sản phẩm.

Hệ thống dây chuyền vận hành còn thiếu tính đồng bộ do năng lực vận hành còn yếu kém, nhiều trường hợp để xảy ra sự cố.

Công tác nghiên cứu, cải tiến các thiết bị còn chưa được chú trọng đãn tới công tác sản xuất không lợi dụng được những thiết bị, cải tiến của người lao động.

•Hạn chế trong quản lý chất lượng tại các quy trình

Quy trình đầu tiên là sấy và lựa phôi còn chưa được tách ra hoàn toàn do Công ty còn phị thuộc quá trình cung cấp phôi do đối tác. Hiện nay Công ty chỉ đảm bảo được 1 phần phôi nguyên liệu, giai đoạn này Công ty cần phân tách để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào.

Hiện tại mỗi quy trình có một đến hai nhân viên bộ phận giám sát chất lượng đảm nhiệm công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, khối lượng công việc lại cao nên tại các quy trình nhiều khi còn chưa được giám sát chặt chẽ.

Cả một quá trình bao gồm nhiều quy trình nhưng chỉ có bộ phận giám sát chất lượng giám sát, Công ty còn chưa có những cuộc kiểm tra chất lượng toàn diện liên kết chặt chẽ giữa các quy trình và công đoạn.

Các khâu còn chồng chéo trách nhiệm khi không bàn giao rõ ràng sau mỗi quy trình, gây thiệt hại cho Công ty.

Công ty hiện nay chỉ có mục tiêu chung cho cả công tác quản lý chất lượng chứ không có mục tiêu quản lý chất lượng cụ thể cho mỗi quy trình, công đoạn.

Phương tiện phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng còn cũ và chưa hiện đại. Như hiện tại, chỉ có phát hiện khuyết tật bằng quan sát chưa có máy phát hiện khuyết tật bằng Laser.

•Hạn chế về hệ thống quản lý chất lượng.

Hệ thống chất lượng ở Công ty đang ngày càng hoàn thiện tuy nhiên trong quá trình hoạt động không thể không có những hạn chế.

Công tác quản lý chất lượng là trách nhiệm chung của cả Công ty được phân công rõ ràng nhưng vẫn còn hiện tượng chồng chéo trách nhiệm như giữa phòng thiết kế và phát triển sản phẩm với bộ phận giám sát chất lượng không thống nhất về yêu cầu của sản phẩm, đùn ddaayd trách nhiệm khi sản phẩm xảy ra sai sót. Tính trách nhiệm của các phòng ban còn chưa cao.

Tính liên kết trong hệ thống quản lý chất lượng chưa cao, các khâu tự chịu trách nhiệm, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Hệ thống quản lý hoạt động còn nhiều vướng mắc các thủ tục đăng ký chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng.

Hiện Công ty chưa có các văn bản về hoạch định hệ thống chất lượng mà chỉ là làm theo cá đơn hàng mang tính chạy theo, chưa đi trước đón đầu.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH

PHÚ ĐẠT HÒA BÌNH 3.1. Giải pháp chung

Để thực hiện mục tiêu nâng cao công tác quản lý chất lượng tại Công ty, Công ty nên:

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý, do hiện nay số lượng cán bộ chuyên môn còn ít và trình độ còn nhiều hạn chế. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận để tránh tình trạng chồng chéo về quản lý và đùn đẩy trách nhiệm.

Tiếp tục duy trì và triển khai mạnh hơn hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 – 2008 vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Hiện nay công việc này ở Công ty còn chưa được rõ ràng.

Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu của lao động về cách chế biến để công việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn và chất lượng cao hơn. Do Công ty hiện nay chưa có khuyến khích cho việc này nên không thu hút lao động thực hiện ý tưởng của mình.

Công ty cần tăng cường kiểm tra, giám sát các quy trình, công đoạn Để có sản phẩm chất lượng, một yếu tố không thể không nhắc đến đó chính là nguyên liệu đầu vào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra Công ty cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sau bán hàng để tạo niềm tin và uy tín với khách hàng, thường xuyên điều tra, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường.

3.2. Giải pháp cho từng nội dung

3.2.1. Giải pháp cho cơ cấu hệ thống quản lý

Hiện nay cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty vẫn theo từng bước nhiệm vụ chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, Công ty cần có những hoàn thiện sau:

Tạo một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận từ trên xuống dưới, từ phòng ban này tới phòng ban khác và các bộ phận khác.

Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các phòng ban.

3.2.2. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng

Đây là một giải pháp quan trọng đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng hoạt động đạt các mục tiêu đề ra. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng Công ty phải thực hiện:

Tiến hành hoạch định hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng.

Tạo tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi có các thay đổi với hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định và thực hiện. Công ty cần có những kế hoạch cụ thể nhằm đạt được yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng, thiết lập và áp dụng các kế hoạch. Trong kế hoạch của Công ty cần:

- Xác định sản phẩm, xem xét các vấn đề liên quan đến sản phẩm bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu cảu khách hàng cũng như thị trường.

- Xác định các quá trình hệ thống quản lý chất lượng. - Xác định các nguồn lực cần thiết.

- Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

Với công tác hoạch định chiến lược rõ ràng thì công tác quản lý chất lượng của Công ty sẽ nhanh chóng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Công ty.

3.2.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Công ty hiện nay cần có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu công việc chế biến sản phẩm chất lượng cao theo nhu cầu thị trường, để thực hiện công việc này Công ty cần tiến hành:

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn công tác quản lý chất lượng lao động đối với cán bộ nhân viên quản lý, cán bộ kỹ thuật và cán bộ ở các cấp quản trị đặc biệt và khi mới nhập hệ thống dây truyền máy móc công nghệ hiện đại để chuẩn bị sản xuất.

- Tăng cường liên kết đào tạo lao động nghề với các sơ sở đào tạo và các Công ty cùng ngành để công nhân viên Công ty có thể giao lưu, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

- Tăng cường công tác tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ tay nghề cao và có kinh nghiệm.

- Quy định khen thưởng rõ ràng với những thành tích và kỷ luật với những trường hợp vi phạm trong lao động. Có chính sách thỏa đáng cho người lao động.

- Thường xuyên cung cấp, trang bị, giáo dục những kiến thức cho người lao động về quá trình tạo ra sản phẩm để đạt chất lượng.

- Đưa sổ tay đến với từng lao động để nâng cao ý thức và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên chất lượng sản phẩm. Do vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Đầu vào nguyên liệu chủ yếu của Công ty hiện nay là do các phân xưởng cung cấp với giá thành khá cao nhưng chất lượng thì chưa đảm bảo với yêu cầu đặt ra.

Cùng với việc tiến hành phát triển rừng nguyên liệu với quy mô hàng nghìn hecta tạo thành 1 quy trình khép kín từ trồng rừng tới khai thác và tạo

phôi để từng bước độc lập về nguồn nguyên liệu chính là gỗ thì Công ty cũng cần tìm và lựa chọn cho mình những nhà cung ứng uy tín, lâu dài, ổn định, giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh không mất nhiều chi phí và mất nhiều thời gian.

Đối với việc nhập nguyên liệu từ các nhà cung ứng thì Công ty cần hoàn thiện hơn và đưa ra các tiêu chuẩn nguyên liệu (gỗ, keo, bả, nhám,…) với cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu như về số lượng, chất lượng phải được kiểm định như thế nào.

Công ty cần tiếp tục mở rộng các dự án phát triển rừng nguyên liệu tiến tới sẽ đảm bảo cung cấp 100% nguyên liệu gỗ hoạt động cho nhà máy và dự án nhà máy giấy.

Với hướng phát triển nguồn nguyên liệu này sẽ là tiền đề vững chắc chắc cho sự phát triển của Công ty cũng như nâng cao công tác chất lượng sản phẩm.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra các công đoạn và các quy trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác kiểm tra chất lượng chủ yếu là do phòng kỹ thuật – chất lượng mà đặc biệt là bộ phận giám sát chất lượng đảm nhận và thực hiện, vì vậy Công ty cần tăng cường vai trò của bộ phận này. Việc kiểm tra cần mang tính đồng bộ, tức là kiểm tra mọi nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế những yếu tố gây ra sản phẩm hỏng, bị lỗi, khuyết tật. Kiểm tra chặt chẽ từ chất lượng nguyên vật liệu, các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị sau mỗi công đoạn sản xuất cho đến khi hình thành sản phẩm.

Tách quy trình sấy và lựa phôi ra làm 2 quy trình riêng biệt để đáp ứng theo chiến lược phát triển và đảm bảo chất lượng về nguồn nguyên liệu.

Sử dụng hình thức ba kiểm tra: công nhân sản xuất tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng sản xuất kiểm tra, cán bộ giám sát chất lượng kiểm tra. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi thường xuyên ở nhiều doanh nghiệp sản xuất

hiện nay, hình thức này đem lại hiệu quả cao về chất lượng sản phẩm. Vậy Công ty nên chú trọng hình thức này.

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành theo phương thức kiểm tra khách quan, tránh những lỗi ước lượng chủ quan như sờ bằng tay và nhìn bằng mắt. Do đó Công ty cần tạo điều kiện cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật làm việc được thuận lợi như nơi làm việc, các dụng cụ kiểm tra cần thiết.

Nói chung, Công ty cần có sự kết hợp chặt chẽ công tác của nhân viên chuyên trách, cán bộ và toàn bộ công nhân thì việc kiểm tra mới có thể làm tốt và đầy đủ.

3.2.6. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường

Muốn phát triển thị trường theo hướng bền vững, hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ thị trường để định hướng phát triển “đầu ra” phù hợp với khả năng, thực lực của mình. Chính vì thế tăng cười công tác điều tra, nghiên cứu thị trường là rất cần thiết và cần được quan tâm. Nhất là để sản xuất sản phẩm mới hay hoàn thành sản phẩm hiện có của Công ty. Công ty cần đưa ra những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường cùng với đó là sự thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường, Công ty cần quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng, tính thích ứng, thông số kỹ thuật sản phẩm. Để làm tốt những điều này, Công ty cần:

Tổ chức thường xuyên hội nghị khách hàng, lắng nghe các khiếu nại và phàn nàn của khách hàng về sản phẩm của Công ty.

Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó có những điều chỉnh hợp lý cho phù hợp với sản phẩm của Công ty bằng việc tìm ra ưu nhược điểm của sản phẩm từ đó có những biện pháp khắc phục, sửa chữa và có phương hướng hoàn thiện.

Khuyến khích phòng thiết kế và phát triển sản phẩm thường xuyên trực tiếp tham quan và học hỏi cung cách sản xuất kinh doanh ở những doanh

nghiệp làm ăn có hiệu quả đặc biệt là về chất lượng sản phẩm để từ đó nghiên cứu cải tiến sản phẩm của Công ty để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Công ty cũng cần có kỹ sư có trình độ chuyên môn sâu và hiểu biết rộng về thị trường ở trong và ngoài nước.

3.2.7. Đổi mới, cải tiến và cập nhật trang thiết bị kỹ thuật hiện đại

Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty là rất quan trọng. Chính vì thế Công ty cần chú ý đổi mới, cải tiến và cập nhật trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để công tác quản lý chất lượng được thực hiện dễ dàng, chính xác hơn. Công ty cần:

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về các loại máy móc sản xuất gỗ hiện nay.

Đầu tư chiều sâu về công nghệ để cho ra những dòng sản phẩm khác biệt. Cập nhật các loại thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện đại hơn như: Máy phát hiện sai hỏng, khuyết tật bằng Laser, máy đo độ aame cảu gỗ,…

3.2.8. Cải tạo môi trường làm việc và cơ sở hạ tầng

Con người là yếu tố quyết định đến chất lượng, vì vậy để người lao đông làm việc có hiệu quả Công ty cần chú ý tới việc cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường sạch sẽ và an toàn nhất.

Công ty cần phải có một số biện pháp như: - Đào tạo nâng cấp từng phần cơ sở hạ tầng.

-Để giảm bớt sự ô nhiễm phân xưởng ngoài hệ thống hút bụi Công ty cần bố trí thêm quạt thông gió và có hệ thống bong điện tạo cho môi trường thông thoáng và không ảnh hưởng đến quá trình lao động cũng như sức khỏe của người lao động.

-Công ty cần áp dụng triệt để biện pháp 5s vào trong toàn bộ Công ty từ văn phòng đến phân xưởng nhằm đảm bảo một không gian làm việc sạch sẽ và an toàn.

3.2.9. Khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước

Trong quá trình hoạt động, với sự nỗ lực của Công ty, Công ty luôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Phú Đạt Hòa Bình (Trang 47)