Như chúng ta đã biết, một Công ty làm ăn phát đạt hay thua lỗ, phát triển hay suy yếu là nhờ vào công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của nó. Để biết được điều này ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và từ đó phân tích các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và nhiều vấn đề khác. Để đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phú Đạt Hòa Bình, ta có bảng sau:
Bảng 1.4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phú Đạt 2010 – 2012
STT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng, giảm 2011/2010 So sánh tăng, giảm 2012/2011 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %
1 Doanh thu tiêu thụ giá hiện hành Triệu đồng 228.698 252.638 255.348 23.940 10,47 2.710 1,07 2 Tổng số lao động Người 463 465 460 2 0,432 -5 -1,07 3 Tổng vốn KDBQ - Vốn cố định BQ - Vốn lưu động BQ Triệu đồng 87.382 49.954 37.428 92.817 51.549 41.268 97.524 52.126 45.398 5.435 1.595 3.840 6,22 3,2 10,5 4.707 577 4.130 5,07 1,12 10 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng 66.15 68 72,52 1.85 2,79 4.52 6,65 5 Nộp ngân sách Triệu
đồng 60 79,5 83 19,5 32,5 3.5 4,40 6 Thu nhập BQ 1 lao động 1000đ/
tháng 4200 5000 5020 800 19,05 20 0,4 7 Năng suất LĐBQ năm Triệu
đồng 493,95 543,31 555,1 45,18 3,082 22,32 1,477 8 Tỷ suất LN/DT tiêu thụ Chỉ số 0,289 0,269 0,325 -0,02 -0,07 0,056 0,208 9 Tỷ suất LN/ vốn KD Chỉ số 0,76 0,73 0,85 -0,03 -3,95 0,12 16,4 10 Số vòng quay vốn lưu
động Vòng 6,11 6,12 5,62 0,01 0,16 -0,5 -0,81
(Nguồn: Phòng kKế toán – Ttài chính)
Theo như bảng kết quả hoạt động kinh trên ta nhận thấy tổng nguồn vốn của Công ty tăng đều qua các năm.
Về hoạt động bán hàng: Doanh thu bán hàng năm 2010 là 228.698 triệu đồng, năm 2011 la 252.638 triệu đồng, năm 2012 là 255.348 triệu đồng. Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 23.940 triệu đồng tỷ lệ 10,47%, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Năm 2012 doanh thu có tăng nhưng với tỷ lệ là 1,07% tăng 2710 triệu đồng. Trong 3 năm qua hoạt động của Công ty ổn định, doanh thu năm 2012 tăng ít hơn năm 2011 là do còn đọng nợ một số đơn hàng với các đối tác chưa được quyết toán đầy đủ.
Về lợi nhuận của Công ty: Trong 3 năm qua đều >0 và đều tăng nhưng so với doanh thu bán hàng thì không đáng kể. Đó là do Công ty còn phải thuê gia công ngoài một số sản phẩm linh kiện và chi phí thiết kế mẫu sản phẩm còn cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty bị giảm.
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua giảm do lợi nhuận tăng chậm nhưng số vốn kinh doanh của Công ty tăng lên do có sự đầu tư của các nhà đầu tư vào Công ty.
Số vòng quay vốn lưu động của Công ty ở mức khá cao và hợp lý, số vòng quay vốn lưu động năm 2012 (5,62) thấp hơn năm 2011 (6,12) cho thấy Công ty hoạt động một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÂT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ ĐẠT HÒA BÌNH 2.1. Mục tiêu, chính sách chất lượng của Công ty
2.1.1. Mục tiêu chất lượng của Công ty
Công ty thực hiện mục tiêu chất lượng để nhằm: - Thực hiện chính sách chất lượng.
- Giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Ngăn ngừa lỗi dẫn đến sai hỏng sản phẩm.
- Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng.
- Lập kế hoạch chất lượng: để đạt yêu cầu tổng quan của hệ thống quản lý chất lượng, thiết lập và áp dụng kế hoạch chất lượng cho Công ty.
- Cái tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.
2.1.2. Chính sách chất lượng của Công ty
Luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ với sự đảm bảo cao nhất về chất lượng, tiến độ nhanh, giá thành hợp lý.
Liên tục đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng nhanh sức cạnh tranh của Công ty.
Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả cán bộ công nhân.
2.2. Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty2.2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản quản lý chất lượng2.2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản quản lý chất lượng2.2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản quản lý chất lượng2.2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản quản lý chất lượng 2.2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản quản lý chất lượng
Công ty tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình trực tuyến, the sơ đồ 2.1:
Bộ phận kiểm tra chất lượng chịu trách nhiệm với tất cả các quy trình sản xuất từ đầu vào cho đến khi sản phẩm nhập kho thành phẩm.
Các phòng kỹ thuật chất lượng, phòng thiết kế và phát triển sản phẩm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của bộ phận kiểm tra chất lượng.
Tổng giám đốc quản lý các phòng kỹ thuật chất lượng, phòng thiết kế và phát triển sản phẩm thông qua các báo cáo.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng thể hiện qua sơ đồ sau:
Chú thích: Quan hệ trực tiếp Quan hệ kiểm tra, giám sát
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng
(Nguồn: Kỹ thuật – cChất lượng)
16 Tổng giám đốc Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng thiết kế & phát triển SP Bộ phận kiểm tra chất lượng Sấy và lựa phôi Sơ chế Tinh chế Lắp ráp và hoàn thiện Sơn và lau dầu Đóng gói và kiểm cuối
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng của Công tylượng của Công tylượng của Công ty lượng của Công ty
Yêu cầu của các phòng ban trong quản lý chất lượng:
•Phòng kỹ thuật – chất lượng:
- Phối hợp với các bộ phận điều hành công tác chất lượng.
- Chịu trách nhiệm việc thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến khi thành phẩm nhập kho.
- Kiểm tra từng công đoạn trong sản xuất tránh sai hỏng sản phẩm.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng, nghiên cứu tham gia đề xuất các giải pháp công nghệ kỹ thuật.
•Phòng thiết kế sản phẩm:
- Chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm theo quy định về chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong chuyển giao thiết kế, kỹ thuật sản xuất.
•Bộ phận kiểm tra chất lượng:
- Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát trực tiếp trong quá trình quản lý chất lượng theo quy trình.
- Phối hợp với các phòng ban khác về quản lý chất lượng.
- Phân công cụ thể các nhân viên giám sát từng khâu sấy, sơ chế, tinh chế, lắp ráp và hoàn thiện, sơn và lâu dầu, đóng gói vè kiểm cuối.
2.3. Công tác triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 tại Công ty.
Công ty TNHH Phú Đạt Hòa Bình bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuần hóa ISO 9001 – 2008 từ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Trong qua trình thực hiện hệ thống tiêu chuẩn hóa ISO 9001 Công ty đã xây dựng riêng cho mình những chiến lược, nội quy và quy trình thực hiện phù hợp với quy mô, ngành sản xuất của Công ty.
Từ khi triển khai và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 Công ty không ngừng hoàn thiện các văn bản quy định cụ thể và sổ tay chất lượng trong Công ty, đồng thời Công ty cũng tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn, chương trình đào tạo cho cán bộ công nhân trong Công ty. Công ty cũng thường xuyên tham khảo cũng như học hỏi thêm các mô hình quản lý chất lượng của các Công ty cùng ngành nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý của Công ty.
Cho đến nay Công ty đã hoàn thành cơ bản hệ thống quản lý chất lượng ISO và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà các đối tác cũng như các khách hàng đặt ra. Bao gồm:
- Công ty đã xây dựng được chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng chung cho toàn Công ty và cá phòng ban cùng với các bộ phận liên quan.
- Công ty xây dựng hệ thống chất lượng cụ thểm hợp lý với quy mô và ngành nghề của Công ty.
- Xây dựng hệ thống quy trình kiểm soát quá trình từ khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất đến quản lý chất lượng sản phẩm sau tiêu thụ.
- Xây dựng hệ thống hồ sơ, tài liệu, hệ thống quản lý tài liệu và lưu giữ văn bản cho từng quy trình hoạt động, dễ dàng trong kiểm soát và quản lý.
- Thiết lập hệ thống quản lý, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng của từng phòng ban.
2.4. Thực trạng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty
Thực hiện mục tiêu quản lý chất lượng Công ty thực chất là quản lý chi tiết từng quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như lao động, máy móc thiết bị kỹ thuật, nội dung quản lý của Công ty gồm:
2.4.1. Quản lý các quá trình
Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty thực hiện qua 6 quy trình sản xuất bao gồm: sấy và lựa phôi, sơ chế, tinh chế, lắp ráp và hoàn thiện, sơn và lau dầu, đóng gó và kiểm cuối. Trong mỗi quy trình Công ty có các quy định cụ thể về kỹ thuật, phương pháp kiểm tra và giám sát chất lượng. Bất kỳ một
sản phẩm nào cũng đều trải qua các quy trình trên, các nội dung quản lý chất lượng được tiến hành trong các công đoạn. Mỗi sản phẩm sẽ có một yêu cầu kỹ thuật và sai số cho phép khác nhau. Sau đây là quy trình và nội dung giám sát các công đoạn.
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm
(Nguồn: Phòng Kkỹ thuật – Cchất lượng)
Nội dung cụ thể trong các quá trình
•Quản lý chất lượng trong công đoạn sấy và lựa phôi
Mục tiêu: Tạo nguồn nguyên liệu và phôi đầu vào đạt chất lượng cao, đảm bảo chế tác các công đoạn sau. Tránh được những sai hỏng do lỗi của phôi.
Nội dung:
Trong công đoạn sấy và lựa phôi được kiểm tra chất lượng 3 bước cụ thể theo sơ đồ 2.3 sau đây:
Sơ đồ 2.3: Các bước kiểm tra trong công đoạn sấy
(Nguồn: Phòng Kkỹ thuật – cChất lượng)
Kiểm tra trong quá trình sấy và khi ra lò: - Hạng mục kiểm tra: Độ ẩm
- Vị trí kiểm tra: Xưởng sấy
19 Bộ phận giám sát chất lượng
Sấy và
lựa phôi Sơ chế
Tinh
chế Lắp ráp, hoàn thiện
Sơn và
lau dầu Đóng gói, kiểm cuối
Kiểm tra trong quá trình sấy
- Dụng cụ kiểm tra: Máy đo độ ẩm J2000
Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn thì lấy phôi và chuyển qua công đoạn tiếp theo.
• Quản lý chất lượng trong công đoạn sơ chế
Mục tiêu: Xử lý tối đa các yêu cầu ban đầu của sản phẩm, chế biến thô cùng với các công đoạn đơn giản của sản phẩm, đạt những tiêu chuẩn ban đầu về chất lượng kỹ thuậ đảm bảo chất lượng để thực hiện công đoạn tinh chế.
Nội dung quản lý: Công đoạn sơ chế được kiểm tra qua 4 bước cụ thể theo sơ đồ 2.4:
Sơ đồ 2.4: Các bước kiểm tra công đoạn sơ chế
(Nguồn: Phòng kỹ Kỹ thuật – Cchất lượng)
Với mỗi công đoạn thì tiến hành kiểm tra như sau:
- Hạng mục kiểm tra: Kích thước dày, rộng, dài, đường đo, bề mặt. - Dụng cụ kiểm tra: Thước mét, thước kẹp, thước vuông, dưỡng đo R. - Kiểm tra độ phẳng bề mặt, nhẵn, khuyết tật tự nhiên của gỗ và khuyết tật do máy móc tạo ra.
• Quản lý trong công đoạn tinh chế
Mục tiêu: Hoàn thiện tất cả những vấn đề chế tác sản phẩm sau giai đoạn sơ chế. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và chất lượng theo tiêu chuẩn. Xử lý dễ dàng cho khâu lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.
Nội dung quản lý:
Công đoạn này thực hiện các thao tác kỹ thuật khó nhất, yêu cầu độ chính xác cao, gồm các bước kiểm tra chất lượng sau:
20 Kiểm tra sau
máy bào Kiểm tra cắt Finger
Kiểm tra mối ghép Finger
Kiểm tra tấm ghép, thanh ghép ngang
Sơ đồ 2.5: Các bước kiểm tra công đoạn tinh chế
(Nguồn: Phòng kỹ Kỹ thuật – chất Chất lượng)
Thực hiện kiểm tra như sau:
- Hạng mục: Chiều dài, chất lượng mặt cắt, lỗ khoan, phay. - Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, mắt.
- Chất lượng mặt cắt, phay: Phải đúng góc độ, mặt cắt không bị vỡ. Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chuyển qua công đoạn tiếp theo.
•Quản lý trong công đoạn lắp ráp và hoàn thiện
Mục tiêu: Kiểm tra chất lượng để tiến hành lắp ráp và lắp ráp tiếp những chi tiết sản phẩm.
Nội dung quản lý:
Đây là công đoạn tạo nên các đặc điểm, tính năng, thể hiện độ chính xác của sản phẩm. Vì vậy, các bước thực hiện chi tiết và nghiêm ngặt có sự kiểm tra, giám sát cụ thể, được thể hiện qua sơ đồ 2.6 sau:
Sơ đồ 2.6: Các bước kiểm tra công đoạn lắp ráp và hoàn thiện
(Nguồn: Phòng kỹ Kỹ thuật – chất Chất
lượng)
Thực hiện các bước kiểm tra nhu sau:
- Hạng mục: Màu sắc, độ vuông góc, độ vênh, khe hở, độ méo. - Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, thước kẹp, thước vuông, bàn phẳng. Kiểm tra màu sắc, khuyết tật cho phép của sản phẩm.
21 Kiểm tra công
đoạn cắt Kiểm tra công đoạn phay lỗ, rãnh
Kiểm tra công đoạn phay định
hình
Kiểm tra màu sắc
Kiểm tra độ
Kiểm tra độ vuông, đọ vênh so với giới hạn cho phép.
Kiểm tra khe hở và độ méo khi lắp ráp phải nằm trong giới hạn cho phép. Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chuyển qua công đoạn tiếp theo.
•Quản lý trong công đoạn sơn và lau dầu
Mục tiêu: Đảm bảo sản phẩm chống chịu được với các điều kiện khi sử dụng như nắng, độ ẩm, nước,… Đảm bảo chất lượng tối đa như độ bển, chống ẩm mốc,… cho sản phẩm.
Nội dung quản lý:
Công đoạn này được thể hiện qua nhiều công đoạn nhỏ và được kiểm tra qua các bước như sau:
Sơ đổ đồ 2.7: Các bước kiểm tra công đoạn sơn
(Nguồn: Phòng kỹ Kỹ thuật – chất Chất
lượng)
Thực hiện kiểm tra các công đoạn nhỏ như sau:
Do công đoạn sơn thực hiện tự động theo các thông số, các bước kiểm tra là độ ẩm, đọ nhẵn của mỗi lớp sơn để đảm bảo độ bền cho sản phẩm đồng thời đánh giá độ chính xác của dây truyền sơn.
- Hạng mục: độ ẩm, bề mặt của sản phẩm.
- Dụng cụ kiểm tra: máy đo độ ẩm J2000, sản phẩm mẫu.
Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chuyển qua công đoạn tiếp theo.
22 Kiểm tra
công đoạn bả
Kiểm tra công đoạn chà nhám lớp bả Kiểm tra phun sơn lót PU Kiểm tra chà nhám lớp sơn lót
Kiểm tra sơn
bóng nhám lớp sơn Kiểm tra chà lót 2
Phun sơn lót
• Quản lý trong công đoạn đóng gói và kiểm cuối
Mục tiêu: Đảm bảo chất lượng sản phẩm khi vận chuyển, hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dung. Kiểm tra lại tất cả các yêu cầu về chất lượng của khách hàng và loại bỏ những sản phẩm bị lỗi.