Huy động vốn với lãi suất cốđịnh nhưng cho vay theo lãi suất thả nổ

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại và biện pháp phòng ngừa (Trang 43)

- Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giả mở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

1.4.Huy động vốn với lãi suất cốđịnh nhưng cho vay theo lãi suất thả nổ

Hiện nay trần lãi suất huy động vốn của các NHTM được NHNN quy định là 13%/năm từ ngày 13/3/2012. Việc giảm lãi suất huy động vốn trên thị trường là hợp lý, Tuy nhiên, thay vì khống chế đầu vào nên khống chế đầu ra (trần lãi suất cho vay) sẽ có lợi rất nhiều mặt cho đất nước. Chính sách khống chế lãi suất đầu vào chỉ có lợi cho các NHTM lớn, hơn là có lợi cho nhiều triệu người dân gửi tiết kiệm và nhiều vạn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần vay vốn và cho cả các NHTM nhỏ. Ở giai đoạn lãi suất đầu vào 17% rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 22% - 25%. Gần đây nhất, giai đoạn lãi suất đầu vào 14% rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 18% - 22%.Các NHTM nhỏ đã khó lại càng khó, vì không huy động được vốn. Thanh khoản cạn kiệt bắt buộc các ngân hàng nhỏ phải vay nóng của các ngân hàng lớn với lãi suất như là “chặt chém lẫn nhau, 40% năm”. Chính sách này đã triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngân hàng lớn (do lịch sử để lại) vẫn lại tiếp tục vị thế độc quyền (do mệnh lệnh hành chính tạo ra) không cần phải cải tiến quản lý, không cần phải tăng cường năng lực, không

cần nâng cấp thái độ dịch vụ khách hàng, không cần công khai, minh bạch.

Đánh giá chung:

Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, lãi suất huy động liên tục biến động đã tạo tâm lý không ổn định cho khách hang gửi tiền. đồng thời, lãi suất tiền gửi không kì hạn tăng cao, lãi suất gần như bị “cào bằng” tại các kì hạn ngắn và rất ngắn, thậm chí có những thời điểm lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn do các ngân hang kì vọng lãi suất thị trường sẽ giảm trong tương lai. Kết quả là lượng tiền huy động vào hệ thống ngân hang nửa đầu năm 2011 chủ yếu là kì hạn ngắn và rất ngắn. điều này vừa làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thanh khoản của ngân hang, gây khó khăn đến công tác quản trị TSN-TSC của ngân hang, đồng thời càng làm cuộc đua lãi suất càng them căng thẳng và rủi ro lãi suất càng them thường trực.

Việc huy động chủ yếu theo kì hạn ngắn nên các khoản huy động liên tục đến hạn. bên cạnh đó, khách hang lại thường xuyên “chạy” từ ngân hang này sang ngân hàng khác khiến luồng vốn chạy long vòng giữa các ngân hang. Khi đó, ngân hang buộc phải tăng lãi suất để giữ khách hang, vay qua đêm hoặc vay trên thị trường liên ngân hang, doanh số và lãi suất vay mượn trên thị trường liên ngân hang luôn ở mức cao, tổng doanh số 6 tháng đầu năm 2011 là 2,845,763 tỷ VND, bình quân 474,293 tỷ VND/ tháng.

Tất cả những động thái này đều dẫn đến kết quả là đẩy lãi suất thị trường tăng cao và chứng tỏ các ngân hang đang thực sự khát vốn, tìm mọi cách huy động vốn tại tất cả các mức giá. Lãi suất huy động tăng cao, huy động vốn tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn, đi liền với chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã gây nên khó khăn trong việc đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Theo báo cóa của bảo hiểm tiền gửi trong thời gian qua, một số NHTMCP nhỏ, ngân hang liên doanh có những thời điểm chưa đạt được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định hiện hành.

Trong khi kì hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ( tiền gửi) đang giảm thấp thì kì hạn trung bình của tài sản có(các khoản vay) vẫn cao do các khoản vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng caotrong tổng dư nợ cho vay. Vì vậy, hầu như các ngân hang đều có khe hở kì hạn dương, điều này có thể làm giảm giá trị ròng của ngân hang nếu lãi suất tăng. Trong những tháng đầu năm 2011, lãi suất tăng cao một phần do các ngân hang phải cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo số dư phục vụ duy trì các khoản vay trung dài hạn.

giảm xuống, tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2011 kết quả kinh doanh của ngân hang vẫn tương đối khả quan và tăng lên so với cùng kì năm trước. nguyên nhân của sự tăng lên này là do các ngân hang đã ngày càng nới rộng khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay nhằm mục đích đạt được lợi nhuận kì vọng. Việc huy động lãi suất vượt trần đã đẩy lãi suất cho vay lên 20-22%/năm, thậm chí một số ngân hang còn tự đặt ra nhiều loại phí khiến mức lãi suất thực doanh nghiệp phải trả có thể lên tới 27%/năm. Tuy nhiên hoàn cảnh lãi suất cho vay đã quá cao như hiện nay, các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn thì việc các ngân hang san sẻ khó khăn với doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững. thậm chí nhiều khoản vay đến hạn nhưng khách hang vẫn trì hoãn không chịu trả nợ, chấp nhận trả lãi suất quá hạn vì lo khó được vay tiếp hoặc vay tiếp với lãi suất mới quá cao(cao hơn cả lãi suất quá hạn). động thái nới rộng lợi nhuận biên này chỉ càng làm cho cuộc đua lãi suất thêm trầm trọng, cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất tại các NHTMCP do phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý TSN-TSC của các NHTM.

Thực trạng lãi suất huy động vốn hiện nay còn tác động tiêu cực đén hu nhập ròng của ngân hàng ở chỗ, với mức lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn, lại phải trích dự trữ bắt buộc cao hơn thì chi phí thực tế cho huy động vốn ngày càng tăng lên. Những khó khăn hiện nay đã dẫn tới nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hang: phát sinh một hệ thống kế toán ngoài luồn để ghi chép các khoản lãi vượt trần hoặc ghi chép không chính xác về thời hạn các khoản huy động để giảm bớt chi phí cho các khoản dự trữ bắt buộc... những vấn đề này có thể nhận thấy rất rõ nếu nhìn vào chênh lệch lãi suất của các ngân hang: năm 2005, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân chỉ là 3,42%/năm, năm 2006 là 4,63%/năm, 2007 là 4,45%/năm, 2008 là 4,62%/năm. Năm 2010 cũng chỉ được bình quân khoảng 2,5%/năm. Nếu lãi suất huy động hiện nay được ghi nhận trong sổ sách ở mức 14%/năm, thì rõ rang việc việc giải trình chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ cỡ 6-7%/năm thậm chí lên đến cả chục phần trăm như vậy là một thực tế mà các ngân hang phải đối mặt.

Một ảnh hưởng khác của biến động lãi suất dến hoạt động kinh doanh của ngân hang là sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã gây ra sự dịch chuyển giữa tín dụng ngoại tệ và tín dụng nội tệ. hiện nay lãi suất vay USD chỉ nằm trong khoảng từ 5- 8%/năm, trong khi lãi suất nội tệ vào khoảng 20%/năm nghĩa là chênh lệch tới 12-

15%/năm. Mức chênh lệch rất lns đó cộng với việc tỷ giá twong đối ổn định trong năm 2011 đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm đến phương án vay ngoại tệ để giảm chi phí sử dụng vốn, thậm chí còn vay ngoại tệ, chuyển đổi ra VND rồi hửi lại vào ngân hang để hưởng chênh lệch. Xu hướng này thể hiện rõ qua thống kê về tăng trưởng tín dungj6 tháng đầu năm 2011laf 7,05%, trong đó tín dụng VND chỉ tăng trưởng 2,72% còn tín dụng ngoại tệ tăng trưởng tới 22,21%. Xu thế này ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu ngăn chặn đô la hóa nền kinh tế, đồng thời gây áp lực lên thị trường ngoại hối và tỷ giá, bởi đay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và đáo hạn vào cuối năm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải mua USD để trả nợ ngân hang, gây hiện tượng căng thẳng nhất thời về cầu USD trên thị trường.

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại và biện pháp phòng ngừa (Trang 43)