Khoảng trần –sàn lãi suất

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại và biện pháp phòng ngừa (Trang 27)

Ngân hàng và các khách hàng vay vốn thường sử dụng hợp đồng có sự phối hợp khoảng lãi suất. Nhều ngân hàng bán hợp đồng khoảng lãi suất cho những khách hàng vay vốn như một dịch vụ cơ bản để thu phí . Ví dụ,một khách hàng vừa nhận dược khoản tín dụng 100 triệu USDcó thể kí một hợp đồng khoảng lãi suất q định mức lãi suát năm trong khoảng [7%,11%]. Trong trương hợp nay nếu lãi suất thị trường vượt quat 1% , ngân hàng sẽ thanh toán cho khoan chi phí lãi tăng thêm. Ngược lại, nế lãi suất thỉ trường giảm xuống dưới 7% thị khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng lãi suất tối thiẻu 7%. Thực chất, người mua hợp đồnglhoảng lãi suất phải trả trần phí đồng thời nhân được sàn phí. Khoản phí ròng(chênh lệch giữa trần phí và sàn phí có thể là dương hay âm, phụ thuộc vào biến động của lãi suất. Thông thương, các hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất có kỳ hạn trong phạm vi tự một vài tuần cho đến khoảng 10 năm. Phần lớn các hơp đồng này được dựa trên lãi suất của các chứng khoán chính phủ, giấy nợ ngắn hạn, các khoản tín dụng lãi suất cơ bản hay lãi suất tiền gửi đô là Chây âu (LIBOR). Bản thân ngân hàng cũng thường sử dụng hợp đồng khoảng lãi suất để bảo vệ thu nhập của mình khi lãi suất dao động thất thường hay khi ngân hàng không thể dự tính được chính xác động thái của lãi suất trên thị trường.

Hợp đồng trân, sàn và khoảng lãi suất là những dạng đặc biết của hơp đồng quyền phòng chống rủi ro lãi suất cho các khoản nợ và tài sản do ngân hang và khách hàng nắm giữ. Việc bán cho khách hàng hơp đồng trần , sàn và khoảng lãi suất đã tạo ra khoản thu nhập từ phí đáng kể cho ngân hang trong những năm gần đây, nhưng loại hơp đồng này cũng chứa đựng cả rủi ro tín dụng( khi bên nhận trách nhiệm hoàn trả mất khả năng thanh toán ) và rủi ro lãi suất. Chính vì vây, nhà quản lý ngân hang phải hết sức cẩn trọng khi quyết định cung cấp hay sử dụng công cụ phòng chống rủi ro lãi suất này.

7.2.6. Quản lý hiệu quả khe hở nhạy cảm lãi suất

Để thực hiện việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất có hiệu quả, ngân hang cần tiến hành phân tích kì hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hang, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường.

Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn vốn nhạy cảm ISG = giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất – giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ISG >0 : khe hở dương, ngân hang áp dụng khi có nhận định lãi suất tăng ISG<0: khe hở âm, ngân hang áp dụng khi có nhận định lãi suất giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối

IS GAP tương đối= IS GAP/ tổng tài sản Tỷ suất nhạy cảm lãi suất (ISR)

ISR= ISA/ ISL

Ví dụ: một ngân hang có khe hở âm 100 tỷ, khi lãi suất tăng đột biến 1% thì ngân hang tổn thất một khoản là: ( +0,01).(-100 tỷ)= 1 tỷ

Như vậy

Một ngân hàng nhạy cảm tài sản có Một ngân hang nhạy cảm nợ có Khe hở tuyệt đối dương Khe hở tuyệt đối âm

Khe hở tương đối dương Khe hở tương đối âm

Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1

Lãi suất tăng thì có lợi Lãi suất tăng thì bất lợi Lãi suất giảm thì bất lợi Lãi suất giảm thì có lợi

Với khe hở dương Rủi ro Những phản ứng có thể ISG>0 Lãi suất giảm

làm cho NIM giảm

1.Không làm gì( nếu dự tĩnh lãi suất tăng lại hoặc ổn định)

2.Thu hẹp kì hạn của các tài sản hoặc rút ngắn lì hạn của các khoản nợ

3. Tăng nợ nhạy cảm hoặc giảm tài sản nhạy cảm

Với khe hở dương Rủi ro Những phản ứng có thể ISG<0 Lãi suất tăng

làm cho NIM giảm

1.Không làm gì( nếu dự tĩnh lãi suất giảm lại hoặc ổn định)

2.Kéo dài kì hạn của các tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của các khoản nợ

3. Giảm nợ nhạy cảm hoặc tăng tài sản nhạy cảm

7.2.7. Sử dụng kì hạn hoàn vốn và kì hạn hoàn trả

Như trên đã phân tích, nguyên nhân của RRLS trong NH chính là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN kết hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Do đó, một trong các biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất chính là duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN.

Về mặt lý thuyết, sự cân xứng kỳ hạn TSC và TSN là hoàn toàn có thể đạt được nếu như NH tuân thủ nguyên tắc huy động vốn với kỳ hạn bao lâu thì cũng cho vay với cùng kỳ hạn ấy. Giả dụ, NH huy động vốn với kỳ hạn 5 năm thì phải cho vay với kỳ hạn 5 năm hay khi KH có nhu cầu vay 5 năm NH ngay lập tức tìm nguồn huy động kỳ hạn 5 năm để tài trợ cho khoản vay này. Tuy nhiên trên thực tế điều này khó xảy ra

bởi vì thực hiện điều này gây khó khăn và tốn kém chi phí cho NH bởi lẽ nhu cầu của người gửi tiền và người vay tiền là không cân xứng. Do đó NH thường theo hướng hạn chế sự không cân xứng kỳ hạn bằng cách thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản. Chẳng hạn, khi NH có chênh lệch thời lượng dương (DA – kDL) > 0 , NH có thể tăng kỳ hạn của TSN bằng cách phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn dài, hoặc giảm bớt kỳ hạn các TSC bằng cách hạn chế cho vay dài hạn và đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn....

7.2.8. Kiểm tra danh mục tài sản, tiêu sản thay đổi theo lãi suất thị trường

Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảnh thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Đối với NHTM tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác,chứng khoán kho bạc, cho vay ngắn hạn...

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất thay đổi trong một thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm ngắn hạn, vay ngắn hạn....

Việc quả lý tốt tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất giúp cho ngân hàng có thể điều chỉnh một cách linh hoạt và chủ động các nguồn này khi lãi suất thay đổi, điều đó giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại và biện pháp phòng ngừa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w