Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng (Trang 34)

(Nguồn: Phòng hành chính)

2.1.3Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng Thịnh Hoàng

2.1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử vốn lưu động của công ty Cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng, ta cần có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Qua báo cáo tài chính hàng năm, ta có thể khái quát tình hình biến động trong kinh doanh của công ty bằng bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng giai đoạn 2011- 2013

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KĨ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH CÁC CỬA HÀNG PHÕNG KĨ THUẬT

25

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 723.168 4.178.153 17.563.135 3.454.985 477,76 13.384.982 320,36

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3. Doanh thu thuần 723.168 4.178.153 17.563.135 3.454.985 477,76 13.384.982 320,36 4 Giá vốn hàng bán 558.634 3.909.558 16.435.935 3.350.924 599,84 12.526.377 320,4 5. Lợi nhuận gộp 134.534 268.595 1.127.200 134.061 99,65 858.605 319,67 6. Doanh thu hoạt động tài chính 96 335 50.018 239 248,96 49.683 14830,75 7. Chi phí tài chính - 136.617 226.181 136.617 136,62 89.564 65,56 8. Trong đó: Chi phí lãi vay - 136.617 226.181 136.617 136,62 89.564 65,56 9. Chi phí quản lý kinh doanh 293.579 416.420 614.086 122.841 41,84 197666 47,47 10. Lợi nhuận từ HĐKD (158.949) (284.107) 336.951 (125.158) 78,74 621.058 218,6

11. Thu nhập khác - - - -

12. Chi phí khác - - - -

13. Lợi nhuận khác - - - -

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (158.949) (284.107) 336.951 (125.158) 78,74 621.058 218,6

15. Chi phí Thuế TNDN - - - -

16. Lợi nhuận sau thuế (158.949) (284.107) 336.951 (125.158) 78,74 621.058 218,6

Nhìn vào bảng 2.1, ta phần nào thấy được tình hình biến động về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ được chênh lệch giữa doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế là quá lớn, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát sinh chi phí lớn, mà ở đây chính là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý khiến lợi nhuận sau thuế đạt được chưa tương xứng với mức doanh thu bán hàng. Cụ thể:

Về doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Giai đoạn này doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng chính bằng khoản doanh thu thuần bởi vì không có các khoản phát sinh giảm trừ doanh thu. Nói cách khác, từ 2011 – 2013 các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 do trong giai đoạn này công ty không có giảm giá hàng bán và hàng bán không bị trả lại. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng hóa của công ty tốt, sản phẩm đưa vào thị trường được chấp nhận và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm 2011 – 2012 doanh thu của công ty tăng từ 723.168.000 VNĐ lên 4.178.153.604 VNĐ tương ứng với mức tăng 477,76%. Nguyên nhân của sự biến động này do năm 2012, mặc dù nền kinh tế chung khó khăn nhưng tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay giảm. Cùng với đó, công ty cũng mở rộng quy mô sản xuất, triển khai nhiều chương trình ưu đãi: chiết khấu thanh toán cho những đơn hàng trả ngay, chiết khấu thương mại cho khách hàng mua số lượng nhiều… nên lượng hàng hóa mà công ty bán được cao hơn năm 2011.

Năm 2012 – 2013, tình hình kinh tế bắt đầu có sự khởi sắc. Nhận thức được việc có các đối thủ cạnh tranh tăng lên nên công ty đã thực hiện nhiều hơn các chiến lược PR, cách thức quảng cáo mới hấp dẫn thu hút khách hàng nên lượng người tiêu dùng đã tăng lên. Vì vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 320,36% cụ thể là 17.563.135.358 VNĐ. Để duy trì được sự tăng trưởng doanh thu thì công ty không được chủ quan, cần phải có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng mô hình kinh doanh để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó công ty cũng nên phát triển sáng tạo thêm các sản phẩm mới, đánh giá nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm theo từng thời kỳ. Có như vậy công ty mới có thể duy trì được sự tăng trưởng của doanh thu.

Về chi phí:

- Giá vốn hàng bán: chi phí về giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp khiến mức doanh thu đạt được và lợi nhuận chênh lệch nhau tương đối lớn.

27

Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty là 3.909.558.521 VNĐ tăng 3.320.924.043 VNĐ tương đương với mức tăng là 599,84% so với mức giá vốn hàng bán năm 2011. Giá vốn hàng bán tăng là do số lượng các sản phẩm của công ty cung ứng tăng, cùng với việc chi phí nguyên vật liệu sản xuất đầu vào tăng dẫn tới giá vốn hàng bán tăng. Năm 2012, có thể nói là một năm công ty chưa quản lý tốt giá vốn hàng bán khi tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, điều này ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.

Năm 2013, giá vốn hàng bán của công ty tiếp tục tăng 320,4% tương ứng 12.526.376.559 VNĐ so với năm 2012. Việc giá vốn hàng bán tăng lên là công ty bán được nhiều hàng hóa hơn, chi phí giá vốn tăng cao. Ngoài các mặt hàng gạch, công ty còn nhập khẩu thêm sản phẩm sen vòi từ Trung Quốc, về phía cung cấp sen vòi thì giá hàng bán cũng cao. Bên cạnh đó, năm 2013 công ty lần đầu hợp tác với công ty sen vòi của Trung Quốc nên chưa nhận được chiết khấu thương mại nhiều nên nhập mặt hàng sen vòi với giá cao. Chính vì vậy giá vốn hàng bán năm 2013 vẫn tiếp tục tăng. Để tối đa hóa lợi nhuận công ty cần cân nhắc giá vốn hàng bán sao cho phù hợp các chương trình khuyến mại mà vẫn mang lại được doanh thu đáng kể cho công ty.

Thời gian tới công ty cần có những chiến lược và biện pháp tốt hơn để quản lý hiệu quả giá vốn hàng bán, chủ động hơn trước sự biến động khôn lường của giá cả. Muốn tăng được lợi nhuận trước hết phải hạ giá thành sản phẩm, giảm giá vốn hàng bán, có vậy mới thu hút được khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh về giá đối với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

- Chi phí tài chính: chi phí này tăng mạnh qua các năm từ mức 0 VNĐ năm 2011 lên 136.617.362 VNĐ trong năm 2012 và 226.180.556 VNĐ năm 2013. Trong đó chi phí tài chính đều là chi phí lãi vay mà công ty vay ngân hàng để đầu tư thêm vào máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trong các năm đó máy móc của công ty bị hư hỏng nên phải vay nợ thêm ngân hàng để đầu tư nên chi phí tài chính tăng mạnh.

- Chi phí quản lý kinh doanh: khoản mục này có sự tăng đều qua các năm, từ mức 293.579.377 VNĐ năm 2011 lên 416.420.478 VNĐ trong năm 2012 và năm 2013 là 614.085.818 VNĐ. Nguyên nhân là do trong hai năm 2012 và năm 2013 nền kinh tế vẫn còn khó khăn, công ty phải tăng số lượng thuê quảng cáo trên các website để thu hút sự quan tâm, tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty; đồng thời có thêm các chi phí phải trả cho thanh lý, nhượng bán một số tài sản thiết bị, chi phí khấu hao TSCĐ.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp:

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 chỉ có duy nhất năm 2013 mang lại lợi nhuận dương.

Năm 2012, lợi nhuận sau thuế từ mức âm 158.949.608 VNĐ năm 2011 giảm mạnh xuống mức âm 284.107.706 VNĐ. Kết quả kinh doanh không tốt này là do ảnh hưởng không tốt từ suy thoái kinh tế, tăng trưởng các ngành giảm sút. Mặt khác trong năm 2012, tuy doanh thu hoạt động tài chính được nâng cao hơn so với năm 2011 nhưng các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính lại có xu hướng tăng đã khiến cho mức lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được không như mong đợi.

Năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 336.951.670 VNĐ, tăng 621.059.376 VNĐ so với mức âm 284.107.706 VNĐ năm 2012. Đây là mức tăng trưởng đáng kể của công ty trong một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, điều này thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tối thiểu hóa chi phí và thúc đẩy lượng hàng hóa bán ra. Mặt khác năm 2013 cũng là một năm mà công ty đã quản lý tốt các chi phí phải bỏ ra do vậy việc gia tăng lợi nhuận là điều tất yếu.

2.1.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn

Việc xem xét kỹ lưỡng về tình hình tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của công ty. Từ đó có thể thấy được tình hình tài chính cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty qua bảng sau:

Bảng 2.2 Sự biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng giai đoạn 2011 – 2013

29

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) A Tài sản ngắn hạn 3.284.759 87,25 9.181.650 87,18 10.574.641 83,05 5.896.891 179,52 1.392.991 15,17 I Tiền và các khoản tương đương tiền 392.248 10,42 11.339 0,1 388.916 3,05 (380.909) (97,11) 377.577 3329,9 III Các khoản phải thu ngắn hạn 38.550 1,02 595.354 5,65 2.166.281 17,01 556.804 1444,37 1.570.927 263,86 IV Hàng tồn kho 2.576.706 68,45 7.712.214 73,23 7.221.601 56,72 5.135.508 199,3 (490.613) (6.36) V Tài sản ngắn hạn khác 277.255 7,36 862.743 8,2 797.844 6,27 585.488 211,17 (64.899) (7,52) B Tài sản dài hạn 479.590 12,75 1.349.583 13,82 2.157.898 16,95 869.993 181,4 808.315 59,9 I Tài sản cố định 451.120 11,98 1.302.392 12,37 2.038.631 16,01 851.272 188,7 736.239 56,53 IV Tài sản dài hạn khác 28.470 0,77 47.201 0,45 119.267 0,94 18.731 65,79 72.066 152,68 Tổng tài sản 3.764.350 100 10.531.233 100 12.732.539 100 6.766.883 179,76 2.201.306 20,9 A Nợ phải trả 962.100 25,56 8.013.091 76,09 9.877..445 77,58 7.050.991 732,88 1.864.354 23,27 I Nợ ngắn hạn 962.100 25,56 8.013.091 76,09 9.877.445 77,58 7.050.091 732,88 1.864.354 23,27 II Nợ dài hạn - - - - B Vốn chủ sở hữu 2.802.250 74,44 2.518.142 23,91 2.855.094 22,42 (284.108) (10,14) 336.952 13,38 I Vốn chủ sở hữu 2.802.250 74,44 2.518.142 23,91 2.855.094 22,42 (284.108) (10,14) 336.952 13,38 Tổng nguồn vốn 3.764.350 100 10.531.233 100 12.732.539 100 6.766.883 179,76 2.201.306 20,9

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013) Đơn vị tính: Nghìn đồng

 Về cơ cấu tài sản

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng Tổng tài sản tăng qua các năm, năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 và đến năm 2013 lại tăng so với năm 2012. Có thể thấy được con số tăng chủ yếu của tổng tài sản là do tác động của tài sản ngắn hạn. Ta thấy rõ Công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng có cơ cấu tài sản ngắn hạn lớn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Tỉ trọng tài sản dài hạn qua các năm 2011 – 2013 tăng từ 12,75% lên 16,95%. Trong khi đó tỉ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhẹ từ 87,25% vào năm 2011 xuống 83,05% vào năm 2013. Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn là do đặc thù kinh doanh của công ty là cung cấp gạch, chính vì vậy mức dự trữ hàng tồn kho đạt mức cao, bên cạnh đó các khoản phải thu cũng lớn do công ty mở rộng chính sách tín dụng khách hàng do vậy mức chênh lệch giữa TSNH và TSDH là khá hợp lí. TSNH tăng là do sự gia tăng chủ yếu của khoản tiền và tương đương tiền, tiếp đến là các khoản phải thu và hàng tồn kho. TSDH tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 là do công ty phát trinh thêm các khoản phải thu dài hạn và trong giai đoạn này công ty cũng đã chú trọng vào đầu tư máy móc thiết bị mới.

 Về cơ cấu nguồn vốn

Qua bảng 2.2, ta thấy tỉ trọng nguồn vốn, ta thấy Công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng có nợ phải trả tăng rất mạnh từ 962.100 VNĐ năm 2011 lên 8.013.091 năm 2013, và năm 2013 đạt 9.877.445 VNĐ, khiến cho nguồn vốn tăng lên nhanh. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong giai đoạn này công ty đã phải đầu tư thêm máy móc thiết bị từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. Điều này khiến cho công ty cần phải có được sự hoạt động kinh doanh tốt để có thể tăng được tỉ trọng VCSH cao hơn nợ phải trả.

Nhận xét: Nhìn chung qua số liệu trong ba năm từ 2011 – 2013 ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc quản lý chi phí, khiến mức lợi nhuận ròng đạt được không cân xứng với doanh thu bán hàng. Để khắc phục tình trạng trên, công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng cần chú trọng quan tâm và có biện pháp kiểm soát các khoản chi phí chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo cho lợi ích của công ty.

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng

2.2.1Cơ cấu vốn lưu động tại công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến vốn lưu động của Công ty như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo... mỗi khoản mục này sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong vốn

31

lưu động, và làm cách nào để quản lý cũng như sử dụng chúng sao cho hiệu quả là một bài toán rất khó khăn với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu vốn lưu động khác nhau.

Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản nên việc đầu tư vào các khoản mục một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Để phân tích được hiệu quả quản lý VLĐ trước tiên cần phân tích tình hình biến động cũng như kết cấu của VLĐ. Qua việc phân tích này người quản trị tài chính sẽ thấy được tình hình VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý VLĐ từ đó có những biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Biểu đồ 2.1 Quy mô vốn lƣu động của công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Biểu đồ trên phản ánh sự thay đổi của lượng vốn lưu động trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013. Nhìn chung vốn lưu động có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2012, lượng vốn lưu động của công ty đạt 9.181.650.461 VNĐ. So với năm 2011 thì lượng vốn lưu động của công ty tăng 5.896.890.956 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 179,52%. Sự gia tăng của vốn lưu động năm 2012 là do sự tăng lên của 3 khoản mục chính: các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2013, vốn lưu động của công ty vẫn tiếp tục tăng lên nhưng tốc độ tăng đã giảm so với năm 2012. Cụ thể là so với năm 2012 thì năm 2013 này lượng vốn đã tăng lên một mức tuyệt đối là

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)