III.1 QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 95)

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH

III.1 QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚ

Sau 15 năm đổi mới, hiện nay đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với những tiềm năng, sức sống đầy triển vọng trên mọi mặt kinh tế, xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất cho tương lai của Việt Nam. Trong bối cảnh chung ấy, việc xác định phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được đặt trên nền tảng hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tư duy đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Việc đổi mới quản lý hộ tịch cần quán triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững” [18, tr.7]. Từ quan điểm này, hoạt động quản lý hộ tịch – với tính cách là một hoạt động thể hiện tập trung chức năng xã hội của nhà nước đối với công dân – cần được đổi mới tích cực và bám sát các mục tiêu trong chiến lược phát triển con người của Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác quản lý hộ tịch phải được phát huy hiệu quả tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng của nó trong hoạt động quản lý con người.

Với tính chất là một hoạt động thuộc lĩnh vực hành pháp, việc đổi mới quản lý hộ tịch phải hiện thực hoá quan điểm cải cách nền hành chính quốc

gia theo mục tiêu đã được đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 “xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Quan điểm chỉ đạo này hàm chứa trong nó những chiều cạnh cụ thể dưới đây:

- Tích cực hoàn thiện thể chế quản lý bằng pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời đáp ứng, phục vụ tốt nhu cầu của người dân;

- Mở rộng dân chủ và tính công khai trong hoạt động quản lý nhà nước. Loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân, đoạn tuyệt triệt để với những tàn dư của căn bệnh quan liêu, cửa quyền trong giải quyết các công việc của người dân; xây dựng các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.

- Việc thiết kế bộ máy quản lý phải có sự phân cấp, phân quyền chức nămg, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, hợp lý bảo đảm xây dựng hệ thống quản lý thông suốt từ trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá hoạt động quản lý;

Đổi mới là một quá trình lâu dài, phức tạp trong tiến trình phát triển của xã hội, do đó mục tiêu đặt ra là đổi mới toàn diện, đồng bộ nhưng cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, từ đó xác định bước đi vững chắc, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời điểm. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp cụ thể để đổi mới quản lý hộ tịch phải có sự tính toán kỹ lưỡng đến các yếu tố đặc thù của Việt Nam về kết cấu dân cư, truyền thống, tập quán.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)