Quản lý hộ tịch thời kỳ Pháp thuộc và ở miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 51)

năm 1975.

Sau sự kiện buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước ngày 25/8/1883, thực dân Pháp thiết lập chế độ thuộc địa ở miền Nam Việt Nam và chế độ bảo hộ ở miền Bắc và miền Trung. Để thi hành chính sách thuộc địa và nhằm biến nước ta thành một phần lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp nên một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ bảo hộ là kiểm soát chặt chẽ dân cư. Cùng với việc thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật của triều Nguyễn, thực dân Pháp đã áp dụng ở Nam Kỳ chế độ quản lý hộ tịch theo mô hình của nước Pháp. Chỉ hơn 1 tháng sau khi Hiệp ước nhượng địa được ký kết, chính quyền thuộc địa đã ban hành Sắc lệnh ngày 3/10/1883 quy định việc lập sổ hộ tịch cho người Việt Nam. Trước đó, từ năm 1871 chính quyền thực dân đã có Nghị định ngày 25/7/1971 về việc lập sổ hộ tịch cho người Việt Nam nhưng do chưa xác lập được chế độ thuộc địa toàn phần ở Nam Kỳ nên phải đến Sắc lệnh ngày 3/10/1883 chính sách kiểm soát hộ tịch người Việt của thực dân

Pháp mới được thực hiện. Sắc lệnh 3/10/1883 được coi là nèn tảng thiết lập chế độ quản lý hộ tịch ở Việt Nam thực chất là sự du nhập mô hình quản lý hộ tịch của dân luật Pháp, bởi vậy Sắc lệnh này còn được gọi tên là bộ Dân luật giản yếu. Sắc lệnh này được duy trì trong một thời gian dài, chỉ được sửa đổi hai lần bởi các Sắc lệnh ngày10/2/1893 và Sắc lệnh ngày 23/7/1931.

Ở miền Bắc và miền Trung, sau khi thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ đối với triều đình phong kiến thì việc quản lý hộ tịch cũng được triển khai. Tại miền Bắc việc quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến Điều 48 của bộ Dân luật Bắc kỳ ngày 30/3/1931. Tại miền Trung việc quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến Điều 50 bộ Hoàng Việt Trung Hộ Luật do triều đình nhà Nguyễn ban hành ngày 13/7/1936.

Đặc điểm nổi bật của việc quản lý hộ tịch thời kỳ thuộc Pháp là do ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống pháp luật Pháp nên các vấn đề về quản lý hộ tịch luôn được coi là một chế định cơ bản của dân luật. Chế độ quản lý hộ tịch được thiết lập ở miền Nam sớm hơn ở miền Bắc và miền Trung hàng chục năm và được thực hiện hết sức chặt chẽ nhằm phục vụ cho mục đích củng cố chính quyền thuộc địa. Nội dung quản lý chỉ bao gồm 3 loại việc hộ tịch cơ bản: sinh, tử, giá thú. Phương thức quản lý bằng sổ bộ hộ tịch và chứng thư hộ tịch được thực hiện rất nghiêm ngặt nhằm bảo đảm mục đích ưu tiên hàng đầu là tính chính xác của các thông tin về hộ tịch. Hiệu quả quản lý hộ tịch được bảo đảm bằng việc quy định trách nhiệm pháp lý của hộ lại hết sức nặng nề.

Quản lý hộ tịch được chính quyền thuộc địa sử dụng như một công cụ quan trọng để kiểm soát an ninh xã hội. Đây là mục đích hàng đầu của hoạt động quản lý hộ tịch ở miền Nam thời kỳ thuộc Pháp. Chính bởi mục đích này nên sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ thế chân dựng lên thể chế

Đệ nhất Cộng hoà thì chế độ quản lý hộ tịch cũ vẫn được Chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn duy trì và sử dụng. Điều này được đánh dấu bởi Nghị định số 742 do Thủ tướng nguỵ quyền Nguyễn Văn Xuân ký ngày 17/11/1947 quy định thể lệ cấp phát giấy tờ hộ tịch sau ngày 9/3/1945 cho những người chịu chế độ đăng ký hộ tịch theo quy định của Dân luật Giản yếu trước đó.

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, chính quyền nguỵ ban hành số lượng rất lớn văn bản pháp luật quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến hộ tịch. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng trong hai năm 1964 – 1965, Tổng trưởng Tư pháp của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã ban hành 16 Thông tư hướng dẫn các vấn đề về hộ tịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 51)