Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã rất quan tâm đến việc xây dựng nền hành chính. Trong hoàn cảnh sự nghiệp cách mạng đang phải đối phó với trăm mối lo thù trong, giặc ngoài, chưa thể tập trung xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật thống nhất, Chính phủ lâm thời đã rất linh hoạt trong việc áp dụng giải pháp tình thế để quản lý đất nước, đó là tạm thời duy trì hiệu lực các luật lệ của chế độ cũ theo nguyên tắc các luật lệ này chỉ có giá trị thi hành nếu “không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”. Theo nguyên tắc chung đó, thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong bộ Dân luật gỉan yếu (áp dụng ở Nam Kỳ), Hoàng Việt hộ luật (áp dụng ở Trung kỳ), Dân luật Bắc Kỳ (áp dụng ở miền Bắc) vẫn tiếp tục được thi hành trong suốt thời gian hơn 10 năm sau đó.
Sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của Nhà nước ta được đánh dấu bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định số 764/TTg ngày 08/05/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Bản điều lệ này gồm 34 điều quy định các vấn đề cơ bản về việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, việc sửa chữa và ghi chú các thay đổi về hộ tịch, việc công nhận và đăng ký hộ tịch đối với ngoại kiều và Việt kiều về cư trú ở trong nước. Các quy định của bản điều lệ đăng ký hộ tịch này đã thay thế toàn bộ các thể lệ đăng ký hộ tịch của chế độ cũ vẫn được áp dụng trước đó. Việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời kỳ này do Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính các cấp thực hiện.
Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1956 thi hành được 5 năm thì bị bãi bỏ và thay thế bằng bản Điều lệ mới ban hành ngày 16/01/1961 kèm theo Nghị định số 04/CP của Hội đồng Chính phủ. Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này được áp dụng thi hành từ ngày 01/4/1961 và hiệu lực của nó được duy trì trong suốt gần 40 năm sau, cho đến khi bị bãi bỏ bởi Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/98 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch hiện hành.
Khi tổ chức thi hành quản lý, đăng ký hộ tịch theo Nghị định 04/CP, Bộ Nội vụ vẫn là cơ quan được Hội đồng Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, tổ chức quản lý hộ tịch đối với Uỷ ban hành chính các cấp. Như vậy, trong thời kỳ này, Bộ Nội vụ là cơ quan thống nhất quản lý cả công tác hộ tịch và hộ khẩu. Để hướng dẫn thi hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch mới, ngày 21/1/61 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 05/NV; tiếp đó, ngày 11/01/1964, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/NV để hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của Uỷ ban hành chính các cấp trong công tác quản lý hộ tịch.
Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị
định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ thời điểm này Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức quản lý về hộ tịch thống nhất trên cả nước.
Ngày 30/11/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 184/CP quy định thủ tục đăng ký kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Nghị định này được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Hôn nhân và Gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nhưng thực chất đối tượng điều chỉnh của Nghị định chính là việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
Ngày 10/10/98 Chính phủ ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch. Nghị định này đã chấm dứt thời kỳ gần 40 năm tồn tại của Điều lệ đăng ký hộ tịch được ban hành kèm theo Nghị định 04/CP ngày 16/1/61. Mới đây nhất, ngày 10/7/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 184: Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Cùng với việc thay thế Nghị định 184/CP, hiện nay Bộ Tư pháp cũng đang chủ trì dự thảo một văn bản mới cấp Chính phủ để thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP.
Nhìn lại quá trình phát triển gần 70 năm của công tác quản lý hộ tịch ở nước ta có thể thấy trong suốt thời gian hơn 30 năm (từ khi ban hành Điều lệ hộ tịch năm 1961 đến khi ban hành Nghị định 184/CP năm 1994) pháp luật về hộ tịch gần như không có sự vận động đáng kể để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đời sống xã hội. Hệ quả trực tiếp của tình trạng này là sự bất cập của hoạt động quản lý hộ tịch suốt nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ năm 1994 đến
nay pháp luật về hộ tịch đã có sự vận động rất tích cực, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịch ngày càng nề nếp, hiệu quả.
CHƢƠNG II