II.4 YÊU CẦU ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 93)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊC HỞ VIỆT NAM

II.4 YÊU CẦU ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

Bước vào thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới toàn diện, hướng đến phát triển ổn định, nền vững của nước ta đã đặt được nền móng vững chắc và ngày càng được đẩy mạnh. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra những đòi hỏi thúc bách đối với sự vận động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong xu thế chung ấy, các hoạt động quản lý nhà nước được đặt trước yêu cầu phải đổi mới tích cực để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đoạn tuyệt với cơ chế quan liêu, trì trệ trước đây mà tàn dư của nó hiện vẫn đang có những ảnh hưởng nhất định trong tư duy, phương pháp, cách thức vận hành nền hành chính quốc gia. Trong quỹ đạo hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, việc đổi mới quản lý nhà nước, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật chínhlà việc thực hiện một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của nhà nước theo đúng xu thế thời đại.

Cùng với yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước, việc mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai trong hoạt động của nhà nước cũng là một yêu cầu thời đại đòi hỏi thay thế nền hành chính mệnh lệnh với sản phẩm đặc thù là cơ chế xin – cho bằng nền hành chính phục vụ tôn trọng các quyền và lợi tich hợp pháp của công dân.

Sự phát triển của thực tiễn đất nước và xu thế thời đại chính là những yêu cầu khách quan đòi hỏi công tác quản lý hộ tịch phải được đổi mới tích cực. Bên cạnh đó, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch còn xuất phát từ chính những nhu cầu nội tại của lĩnh vực quản lý này. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hộ tịch cho phép khẳng định mặc dù trong những năm qua công tác quản lý hộ tịch đã có nhiều tiến bộ nhưng đánh giá về tổng thể thì hoạt động này hoàn toàn chưa tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng vốn có của nó. Hiệu quả quản lý hộ tịch hiện nay còn rất hạn chế bởi nhiều điểm bất cập của hệ thống pháp luật và những lực cản không nhỏ trên nhiều phương diện: tổ chức bộ máy, con người, phương thức quản lý,… Những yêu cầu khách quan và chủ quan nói trên cho thấy đã đến thời điểm cần tính toán và đầu tư thực sự cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)