0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Quá trình thành lập, chức năng, lĩnh vực kinh doanh, chào hàng thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THƯƠNG MẠI “HOÀN THIỆN CHÀO HÀNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM (Trang 39 -39 )

trường của Công ty cổ phần ABC Việt Nam.

Công ty Cổ phần ABC Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cao cấp mang nhãn hiệu ABC.

Tên công ty: Công ty Cổ phần ABC Việt Nam

Được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4651.0002.1407 ngày 30 tháng 6 năm 2004 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp.

Nhà máy sản xuất: Xã Đoàn Đào- Huyện Phù Cừ- Tỉnh Hưng yên Diện tích nhà máy: khoảng 25.000 m2

Số lượng lao động trên dưới 70 người, đội ngũ tri thức chiếm tỉ lệ lớn cùng với cơ cấu tổ chức hợp lý, dây chuyền sản xuất của nhà máy là một dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập từ Châu âu, Đài loan Trung quốc. Tất cả các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhằm phục vụ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Là một công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cao cấp mang nhãn hiệu ABC với những chủng loại thức ăn khác nhau như ABC1, ABC2, ABC3, loại thức

ăn dạng bột dùng cho tăng trọng, dạng viên dùng cho thay thế thức ăn truyền thống như cám, gạo, khoai, sắn vv...

c. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần ABC Việt Nam

- Chức năng của công ty, chuyên sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm chủ yếu của công ty là thức ăn cho gia súc như lợn, gia cầm như gà, vịt, ngan vv...loại thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng cho chăn nuôi kiểu trang trại có quy mô lớn.

Sản phẩm của công ty gồm có các loại sau. + Thức ăn hoàn chỉnh cho gà đẻ

+ Thức ăn hoàn chỉnh cho gà thịt + Thức ăn hoàn chỉnh cho ngan, vịt + Thức ăn hoàn chỉnh cho lợn + Thức ăn đậm đặc cho gà đẻ + Thức ăn đậm đặc cho gà thịt + Thúc ăn đậm đặc cho ngan, vịt + Thức ăn đậm đặc cho lợn

- Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất xây dựng và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ là các tỉnh như Thái nguyên, Tuyên quang, Thái bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải dương, Cao bằng , Hà Nội, Vĩnh phúc vv...

d. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần ABC Việt Nam - Hưng Yên là một Công ty có quy mô trung bình, bộ máy tổ chức của Công ty gọn nhẹ, tinh quản, được sắp xếp theo sơ đồ 1:

Đứng đầu là Giám đốc Công ty có chức năng trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, Giám đốc có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, các khoản thu chi thuộc ngân sách Công ty. Thực hiện cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần ABC Việt Nam là đơn vị quản lý theo hình thức tập trung. Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo công ty.

• Mô hình quản trị của công ty

Hệ thống quản trị công ty theo mô hình trực tuyến - chức năng: Có 2 cấp quản lý chính với đặc trưng cơ bản vừa duy trì hệ thống trực tiếp từ Ban giám đốc xuống các bộ phận phòng ban, phân xưởng và vừa kết hợp giữa các bộ phận chức năng các phòng ban, xưởng thực hiện mọi nhiệm vụ trong hoạt động SXKD của công ty.

+ Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất tại phân xưởng, chỉ huy hoạt động sản

xuất nhằm hoàn thành kế hoạch tiến độ sản xuất của công ty về chất lượng, số Bộ phận tổ chức Bộ phận thị trường Bộ phận sản xuất Bộ phận kỹ thuật Bộ phận thu mua Bộ phận kế toán

Tổ

điện

Tổ nghiền trộn Giám đốc Phó Giám đốc

lượng sản phẩm và thời gian, định mức kinh tế – kỹ thuật; Giám đốc là người điều hành đưa ra những quyết định về toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty.

+ Phó giám đốc: là người thừa hành mệnh lệnh của Giám đốc là trợ lý giúp việc và quản lý công ty khi Giám đốc đi vắng, tham gia điều hành trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất.

+ Bộ phận kinh doanh

- Qui hoạch và lập kế hoạch dài hạn trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường và khả năng mở rộng sản xuất của công ty.

- Nắm bắt khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng - Xây dựng chiến lược sản phẩm

- Tiếp thị sản phẩm, mở đại lý tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

- Chuẩn bị các tài liệu cho việc ký kết hợp đồng kinh tế

- Lập kế hoạch giá thành sản phẩm trong năm cùng phòng tài chính kế toán nghiên cứu và vận dụng các nguyên tắc tính giá và định giá bán hợp lý.

- Quản lý, điều hành xe, phục vụ công tác bán hàng

+ Bộ phận kế toán tài chính

- Lập kế hoạch tài chính dài hạn bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp về thu, chi tài chính, khấu hao TSCĐ, vốn lưu động, các khoản phải giao nộp, phân phối lợi nhuận.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý hành chính TSản của công ty.

- Tổ chức hạch toán các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thực tế.

- Cân đối giữa hiện vật và kinh tế

- Hướng dẫn ghi chép ban đầu để đảm bảo đúng qui định của nhà nước, phân tích hoạt động kinh tế và hạch toán thu chi sản xuất.

- Chấp hành chế độ BCTC theo đúng qui định của nhà nước thông qua công tác hạch toán- kế toán giúp Giám đốc quản lý các mặt kinh tế- tài chính của công ty.

+ Bộ phận tổ chức hành chính

- Nghiên cứu các phương pháp quản lý, tìm hiểu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chức năng,phân xưởng để xây dựng và kiểm tra toàn bộ bộ máy quản lý của công ty, xây dựng nội qui và qui chế làm việc trong công ty, theo dõi thực hiện các nội qui, qui chế đó. Trên cơ sở kế hoạch phát triển SXKD dài hạn có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân có nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cấu sản xuất kinh doanh,

- Lập kế hoạch, tham mưu bố trí đội ngũ cán bộ đúng khả năng, sở trường - Lập kế hoạch, tham mưu trong việc nâng bậc cho cán bộ CNV

- Nghiên cứu và đề xuất nội qui bảo vệ công ty và tổ chức phổ biến nội qui, theo dõi và kiểm tra nội qui

- Tiếp nhận, phân loại và bảo quản lưu trữ các loại công văn, giấy tờ phục vụ đối nội, đối ngoại của công ty. Bảo quản và sử dụng con dấu của công ty

- Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám và chữa bệnh cho cán bộ CNV trong công ty theo đúng chế độ qui định.

- Lập kế hoạch theo dõi tài sản thuộc lĩnh vực hành chính, phục vụ sản xuất, công tác của công ty.

+ Bộ phận kỹ thuật dinh dưỡng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, thu thập hông tin khoa học kỹ thuật mới và phương pháp công nghệ mới, tổ chức thông tin khoa học trong công ty.

- Nghiên cứu và xây dựng các qui trình công nghệ, chế độ sản phẩm, cải tiến qui trình công nghệ để nâng cao chất lượng và những năng xuất lao động

- Kiểm tra đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất - Kiểm tra và xác nhận chất lượng vật tư, NVL, hàng hóa vào công ty

+ Bộ phận sản xuất: Là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch đã

đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chủng loại sản phẩm theo đúng thời gian nhằm đưa ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của công ty.

e. Một số đặc điểm về công nghệ, lao động, vốn của công ty Cổ phần ABC Việt Nam

* Tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty

Dây chuyền sản xuất của Công ty khá hiện đại, được trang bị theo công nghệ Châu Âu. Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để vào quá trình sản xuất. Thông số kỹ thuật sản xuất được cài đặt tự động trên hệ thống nhằm đảm bảo thời gian và tốc độ trộn tối ưu để có được thành phẩm tốt nhất và hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất. Sản phẩm sau khi sản xuất được đưa đến kho thành phẩm, đây cũng là kho chứa nguyên vật liệu của Công ty, kho này được đảm bảo thoáng mát và không ẩm ướt.

Để phục vụ việc bán hàng thuận tiện, Công ty có một đội xe gồm 6 chiếc, trong đó có 5 xe tải cỡ lớn để chuyên chở và một xe con sử dụng cho Giám đốc đi công tác. Các văn phòng được trang bị máy tính, máy in, bàn ghế phục vụ cho cán bộ Công ty làm việc. Tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng Công ty không ngừng mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, nâng cao dây chuyền công nghệ với mục đích nâng cao số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm nhằm giữ uy tín với khách hàng.

* Đặc điểm về lao động

Bảng2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 4 năm( 2011-2014)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 12/10 13/12 14/13 Tổng số LĐ 52 100 57 100 66 100 75 100 109,61 115,79 113,63 I. Phân theo giới

tính

1. Nam 27 51,92 30 52,63 35 53,03 44 58,66 111,11 116.67 125,71 2. Nữ 25 48,08 27 47,37 31 46,97 31 41,33 108,00 114,81 100 II. Phân theo

T/C sử dụng

LĐ trực tiếp 35 67,3 38 66,67 43 65,15 52 69.33 108,57 113,16 120,93 LĐ gián tiếp 17 32,7 19 33,33 23 34,85 23 30,66 111,76 121,05 100 III. Phân theo

trình độ chuyên môn 1. Đại học 8 15,38 10 17,54 12 18,18 12 16,00 125,00 120,00 100 2. Trung cấp 15 28,85 17 29,82 21 31,18 21 28,00 106,25 123,53 100 3. Trung học 29 55,77 30 52,63 33 50,64 42 56,00 103,44 110,00 127,27 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi Công ty. Nhận thức được điều đó nên Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý nhân sự. Dựa trên những thông tin cơ bản của mỗi thành viên, là cơ sở cho việc đánh giá khả năng của mỗi người, từ đó có hướng sắp xếp nhân lực một cách phù hợp nhất với từng công việc. Qua biểu ta thấy, tổng số lao động của Công ty được tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể năm 2012 tăng 15,79% so với năm 2011 (10 lao động) và năm 2014 tăng 113,63% (9 lao động), bình quân 4 năm lao động của Công ty tăng 13,01% (23 lao động). Điều này cho thấy sản xuất của Công ty khá phát triển, Công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng lao động sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đối với Công ty, lao động nam và lao động nữ tương đương nhau và tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 lao động nam so với năm 2010 tăng 11,11% (3 lao động) và năm 2012 so với năm 2011 tăng

16,67% (5 lao động), bình quân 4 năm lao động nam tăng 17,83 (17 lao động). Tương tự, đối với lao động nữ cũng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân qua 4 năm là 7,60% (6 lao động), trong năm 2014 công ty không tuyển thêm lao động nữ, vì do tính chất công việc.Như vậy nhu cầu về lao động nam là lớn hơn so với nhu cầu về lao động nữ.

Với đặc điểm của Công ty là sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động, do vậy mà tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất so với lao động gián tiếp không chênh lệch nhau quá lớn. Tốc độ tăng bình quân của lao động trực tiếp là 14,22%, của lao động gián tiếp là 10,93%. Ta thấy tốc độ tăng bình quân của lao động gián tiếp lớn hơn tốc độ tăng bình quân của lao động của Công ty. Điều này cho thấy ở Công ty đã có sự chuyển biến về cơ cấu lao động, lao động gián tiếp được tăng cường trong các công việc như giới thiệu sản phẩm, marketing, tiếp thị…nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Công ty Cổ phần ABC Việt Nam sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tự động hoá cao do đó đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân có trình độ, có khả năng điều hành sản xuất tốt thì mới đáp ứng được công suất hoạt động của công nghệ, tận dụng tối đa khả năng sản xuất của dây chuyền công nghệ hiện đại. Nhìn vào biểu ta thấy về số tuyệt đối năm 2009 thì lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 8 lao động, trình độ trung cấp có 15 lao động, còn lại 29 lao động phổ thông. Đến năm 2012 đã có sự thay đổi đáng kể: trình độ đại học, cao đẳng là 12 lao động, trình độ trung cấp có 21 lao động, còn lại 42 lao động phổ thông. Mặt khác, ta có thể nhận thấy cả 3 loại lao động đều tăng trong 4 năm, nhưng nhìn vào biểu ta thấy bình quân 4 năm lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng 22,5% lớn hơn tốc độ tăng tổng số lao động, tương tự lao động có trình độ trung cấp tăng 18,43% lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động, còn lao động phổ thông tăng 6,73% thấp hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Như vậy Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao, thay thế và bớt lao động có trình độ thấp, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty và sử dụng lao động có trình độ cao sẽ đem lại hiệu quả sản xuất tốt hơn từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.

Công ty được hình thành với vốn tự có là trên gần 7 tỷ (VNĐ ) và có số vốn vay từ các nguồn huy động lên tới gần 2 tỷ (VNĐ). Tổng số vốn là trên 8 tỷ (VNĐ) nguồn vốn chủ yếu được vay từ các ngân hàng thương mại và một số tổ chức tín dụng bên ngoài. Công ty muốn hoạt động được phải chủ động được nguồn vốn của mình. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tự do cạnh tranh như hiện nay.

Bảng 2.2: Tình hình vốn của Công ty qua 4 năm qua

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển% 12/11 13/12 14/13 BQ Tổng tài sản 5,76 100 6,94 100 8,23 100 16,65 100 120,5 118.6 202,3 147,1 Theo tình thức Vốn CĐ 1,83 31,77 2,07 39,83 2,52 30,62 8,15 48,94 113,1 121,7 223,4 152,7 Vốn LĐ 3,93 68,23 4,87 70,17 5,71 69,38 8,50 51,05 123,9 117,2 148.9 130 Nguồn hình thành Vốn tự có 4,57 79,34 5,57 80,26 6,70 81,41 10,03 60,24 121,9 120,3 149,7 130,6 Vốn vay 1,19 20,66 1,37 19,74 1,53 18,59 6,63 39,75 115,1 111,7 433.3 220 Nguồn: Phòng Kế toán

Qua biểu ta thấy: Tổng tài sản của Công ty luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1,18 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,29 tỷ đồng, bình quân 4 năm tăng 47,1%. Lượng vốn tăng cho thấy công ty luôn có sự đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

Trong tổng tài sản thì vốn lưu động có xu hướng tăng nhanh hơn, năm 2012 tăng 23,92% so với năm 2011, năm 2013 tăng 20,59% so với năm 2012; năm 2014 tăng 48,9% so với năm 2013. Dễ nhận thấy trong tổng tài sản của Công ty vốn lưu động lớn hơn vốn cố định, năm 2011 vốn cố định chiếm 31,77%, vốn lưu động chiếm 69,28%,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THƯƠNG MẠI “HOÀN THIỆN CHÀO HÀNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM (Trang 39 -39 )

×