Yếu tố môi trường nội tại của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại “Hoàn thiện chào hàng thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần ABC Việt Nam (Trang 32)

phẩm thức ăn chăn nuôi

- Uy tín thương hiệu

Sản xuất kinh doanh của ngành thức ăn chăn nuôi là một lĩnh vực phổ biến của ngành nông nghiệp tại thị trường Việt Nam, do vậy uy tín thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp cho ngành kinh doanh này có thể chiếm lĩnh được thị trường chăn nuôi. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quan trọng nhất là chỗ đứng vững chắc của DN trong lòng khách hàng. Do vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của DN . Giữ vững và nâng cao uy tín của DN không bao giờ thừa trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Ngược lại khi DN bị mất uy tín, hoặc đơn thuần chỉ là những dấu hiệu làm méo mó hình ảnh, DN sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khó có thể đo đếm được.

Nguồn lực tài chính cho Chào hàng thị trường là một trong những thành phần cốt lõi trong phát triển Chào hàng thị trường của DN. Nó bao gồm các quỹ nhằm tổ chức và triển khai các hoạt động chào hàng thiết yếu của DN như nghiên cứu và triển khai quản lý chào hàng, phân phối bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi... Do vậy, phát triển nguồn ngân quỹ chào hàng thị trường cho phép duy trì tổ chức hoạt động bộ máy chào hàng; thông qua đó có thể nghiên cứu về khách hàng và môi trường của DN; nó cho phép DN hoạch định và thiết lập CL phân phối, xúc tiến, đây là yếu tố rất quan trọng trong Chào hàng thị trường của DN. Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, chi phí chào hàng ngày càng tham gia nhiều vào kết quả kinh doanh của DN.

DN cần phân bổ hợp lý nguồn tài chính chào hàng cho các phân đoạn thị trường mục tiêu của DN theo triển vọng của từng phân đoạn. Hầu hết các nhà quản trị MKT thường phân bổ nguồn ngân quỹ chào hàng dựa trên của mình dựa trên tỷ lệ phần trăm mức tiêu thụ hay dự kiến cho các thị trường mục tiêu và hiệu lực trên chi phí chào hàng của DN.

- Đội ngũ nhân lực

Mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực chào hàng sản phẩm trong Chào hàng thị trường là xây dựng được đội ngũ cán bộ chào hàng đáp ứng được các yêu cầu trong hoạch định và thực hiện các Chào hàng thị trường, kế hoạch chào hàng để nắm bắt và vận dụng những cơ hội của thị trường của DN nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy theo Chiến lược chào hàng của mình mà DN sẽ tổ chức nguồn nhân lực chào hàng theo một cơ cấu nhất định. Nếu DN bán nhiều loại sản phẩm cho nhiều loại khách hàng thì nó có thể cơ cấu nguồn nhân lực chào hàng theo sản phẩm hay thị trường, trong đó có nguồn nhân lực chào hàng chuyên trách, chuyên nghiệp cho một/một nhóm sản phẩm hoặc một nhóm thị trường. Nếu DN bán một chủng loại sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng với các khách hàng nằm rải rác ở nhiều địa điểm, DN phải sử dụng cơ cấu theo lãnh thổ.

Quy mô nguồn nhân lực chào hàng: DN cần cân nhắc quy mô nguồn nhân lực chào hàng. Sự gia tăng quy mô có thể sẽ làm tăng doanh số nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí. DN có thể sử dụng phương pháp khối lượng công việc để xác định quy mô lực lượng bán hàng.

Trong quá trình kinh doanh, hệ thống thông tin MKT có vai trò rất quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu những nhu cầu về thông tin trong sản xuất và kinh doanh, các nhà quản trị thiết kế và xây dựng cho mình hệ thống thông tin nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Từ việc nghiên cứu và phân tích những thông tin của hệ thống nhằm đưa ra các quyết định PT Chào hàng thị trường chính xác đem lại hiệu quả KD cao nhất cho DN.

DN nên phát triển nguồn lực thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phải xác định cần loại thông tin nào, làm sao để khai thác nhiều và có hiệu quả, làm sao để thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin một cách chính xác và kịp thời để nắm bắt các cơ hội cũng như tránh được các rủi ro đáng tiếc xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÀO HÀNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM

2.1. Khái quát thị trường TACN và quá trình phát triển của công ty cổ phần ABC Việt Nam.

2.1.1. Khái quát các loại và cấu trúc các thành tố thị trường TACN

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam chúng ta phát triển trong tương quan chặt chẽ với lĩnh vực trồng trọt, gắn với đời sống và với trình độ kỹ thuật sản xuất nuôi trồng của các nhóm dân cư ở từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. Là một thành phần của nền kinh tế tiểu nông, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng phát triển theo kiểu hộ chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ với hàng triệu đơn vị. Những trang trại chăn nuôi lớn có qui trình khép kín, phần lớn nằm trong tay DN nước ngoài. Các công ty nước ngoài lớn đầu tư vào chăn nuôi bên cạnh đó họ cũng chiếm lĩnh thị phần quan trọng về sản xuất TACN, sản phẩm thịt và trứng gia cầm, thịt heo….

Về sản xuất giống

Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng, quyết định đến 40% năng suất và chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các nguồn giống trong nước đang rất thiếu do không có nhiều những cơ sở sản xuất giống chất lượng, nhiều chủng loại giống vật nuôi hầu như phải nhập ngoại. Do tình trạng này

nên vấn đề con giống chúng ta bị động và khó kiểm soát, điều này đã khiến ngành chăn nuôi gặp khó khăn.

Hiện nay, các cơ sở cung cấp giống gia cầm có 5 công ty lớn là Viện Chăn nuôi, Công ty cổ phần CP-Việt Nam, Jappa, Dabaco, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, và với quy mô cung cấp đàn gia cầm giống 1,5 triệu con. Các đơn vị này và các trang trại chăn nuôi cung ứng ra thị trường hằng năm khoảng 50 triệu con gia cầm giống. Nhưng điều hành chi phối giá giống của vật nuôi lại hoàn toàn do các DN vốn nước ngoài. Nhiều trường hợp người dân mua giống ở những cơ sở trong nước không có uy tín, mua phải giống kém chất lượng dẫn tới năng suất, chất lượng thấp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nên họ đều lựa chọn giống ngoại. Số lượng con giống đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào cơ sở giống của nước ngoài do tâm lý sính ngoại và nông dân chê giống lợn và giống gia cầm nội. Vì vậy, các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong nước khó cạnh tranh để phát triển.

Với tốc độ phát triển chăn nuôi mạnh như hiện nay, việc nâng cao chất lượng giống trở thành yêu cầu cấp thiết của ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để tạo ra dòng giống các vật nuôi có năng suất và chất lượng cao là rất tốn kém vì phải đầu tư lớn. Để bảo tồn những giống bản địa, các CS phải xúc tiến xây dựng thương hiệu. Hiện nay, đối với cơ sở sản xuất giống cần được đầu tư xây mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất con giống và nhân giống gia súc và gia cầm.

Về chăn nuôi

Trên lĩnh vực chăn nuôi thì tình trạng hiện nay là các nhà đầu tư nước ngoài khống chế thị trường về TACN do họ chiếm thị phần sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn và từ đó tạo nên nhiều sức ép đối với người nông dân trong chăn nuôi. Các nhà đầu tư nước ngoài tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam và biến nông dân nước ta thành người sản xuất gia công cho họ và trả với mức giá rất thấp. Tất cả những việc đó nó gây thiệt hại cho người nông dân, ngành chăn nuôi bây giờ đang thực sự gặp khó khăn trở ngại lớn và tương lai hết sức đáng lo ngại.

Lĩnh vực nuôi gia súc gia cầm của nước ta còn có những tồn tại, hạn chế như: phân tán, nhỏ lẻ. Chăn nuôi ở nước ta nhất là ở khu vực miền Bắc chủ yếu là hình thức hộ gia đình, thiếu qui hoạch phát triển. Các cơ sở hạ tầng của chăn nuôi chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp và lạc hậu đặc biệt là việc áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi chưa đồng bộ. Nền chăn nuôi của nước ta chưa thực sự được định hướng và đầu tư phát triển theo chiều sâu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm đầu ra chưa cao. Hơn nữa, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chúng ta chưa hình thành chuỗi sản xuất nhằm hình thành sản phẩm sạch và an toàn. Vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong chăn nuôi đang vấn đề khó khăn hiện nay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm và hoạt động chế biến sản phẩm và phân phối sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn chưa được quan tâm và đầu tư phát triển đúng mức.

Đầu ra của ngành chăn nuôi lệ thuộc quá nhiều vào thị trường, các công ty lớn của nước ta cũng không chủ động được đầu ra của chăn nuôi. Do giá giá thị trường lên xuống bất chợt, liên tục hai, ba năm nay giá bán dưới mức giá thành chăn nuôi và còn nguy cơ dịch bệnh, nên những người chăn nuôi nhỏ, những người chăn nuôi tư nhân hầu như không chăn nuôi nữa. Ngoài ra, còn phải cạnh tranh với thị gia súc gia cần nhập khẩu từ nước ngoài nên rất khó khăn cho những người chăn nuôi.

Theo Bộ NN&PTNT, ước tính tổng số heo của cả nước đến ngày 15-6 vào khoảng 26,5 triệu con, giảm 0,52% so với cùng kỳ năm 2012. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tại thời điểm ngày 15-6 đạt 304,5 triệu con, giảm 2,01% so với cùng kỳ năm 2012. Giá gà thịt công nghiệp xuống thấp từ năm 2012 đến nay, trong khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao dẫn đến việc chăn nuôi thua lỗ gây ra tình trạng trong khoảng ba tháng trở lại đây một số trang trại đã phải giảm đàn hoặc bỏ trống chuồng. Chăn nuôi liên kết, chăn nuôi gia công trên thực tế đã được thực hiện ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Thực tế là các hộ nông dân có đất, có vốn có thể liên kết với các DN trong nước, ngoài nước để sản xuất kinh doanh chăn nuôi nhất là trong nuôi lợn và gà. Nhưng hiện nay chăn nuôi gia công với các DN nước ngoài lợi ích của

người chăn nuôi gia công chưa đảm bảo sự phát triển bền vững, người chăn nuôi còn bị thua thiệt nhiều. Hiện nay chi phí chăn nuôi hiện nay cao quá mà giá khoán của công ty thuê gia công chăn nuôi thì không thay đổi. Do đó, lợi nhuận của người nuôi gia công giảm đi vài chục phần trăm, ít nhất là 30% so với trước đây. Nhưng nuôi gia công có một thuận lợi là khi chăn nuôi liên tục với công ty, được bảo đảm đầu vào, đầu ra. Tuy nhiên, tình hình thị trường giá thực phẩm gia súc gia cầm giảm như hiện nay nhiều công ty không thuê nuôi gia công nữa đối với những người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong vốn đầu tư. Tuy nhiên với các trang trại không thể tự nuôi khép kín từ khâu con giống cho đến sản phẩm giết mổ sau chăn nuôi, thì vừa đòi hỏi vốn vừa đòi hỏi kỹ thuật…ở rất nhiều khâu và đòi hỏi có vốn đầu tư vài trăm tỷ thì thực hiện được nhưng các hộ chủ yếu chỉ có vốn khoảng vài tỷ để phát triển trang trại.

Thị trường TACN .

Trong ngành chăn nuôi, lĩnh vực sản xuất TACN là lĩnh vực hấp dẫn nhất do có mức lợi nhuận sau thuế vào khoảng 7%. Hiện nay, vốn đầu tư rót vào ngành chăn nuôi tăng nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực TACN nhằm khai thác tiềm năng lợi nhuận của lĩnh vực này. Trong tổng vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi vào năm 2012, tỉ lệ đầu tư cho lĩnh vực giống vật nuôi chỉ chiếm 4,1% (15,1 triệu USD). Trong khi đó sản xuất TACN chiếm 94,9% (346,8 triệu USD), phần còn lại là lĩnh vực khác 0,9% (3,3 triệu USD).

Mặc dù hai năm trở lại đây ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn, nhưng hầu hết các công ty trên rót thêm vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất TACN. Theo thống kê của Hiệp hội TACN, cả nước có khoảng 59 công ty sản xuất TACN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và liên doanh nhưng thị trường tiêu thụ của các công ty này chiếm 70% thị trường cả nước. Trong khi đó 180 DN sản xuất thức ăn trong nước chỉ chia nhau phần thị trường còn lại.

Công ty Greenfeed Việt Nam được cho là một trong số ít những công ty trong nước có được thị phần lớn trong lĩnh vực TACN chỉ sau 10 năm ra đời. Hiện nay Greenfeed đang đứng trong tốp 5 công ty dẫn đầu trong sản xuất TACN tại Việt

Nam. Greenfeed có tốc độ tăng trưởng 60% trong năm 2012 vừa qua. Mục tiêu phát triển đường dài của Greefeed là hướng đến hình thành chuỗi giá trị khép kín 3F trong chăn nuôi (F1: thức ăn - F2: chăn nuôi - F3 - chế biến thực phẩm). Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Greenfeed mới chỉ thực hiện được thức ăn và chăn nuôi còn thiếu khâu thứ F3.

Thị trường TACN hiện nay là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt và gay gắt. Trên thị trường TACN có rất nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn, máy móc, công nghệ và quy trình quản lý hiện đại. Trong những tháng vừa qua trấn động vì các đợt tăng giá gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi va kéo theo đó người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng vì giá thực phẩm tăng theo.

Ngành chăn nuôi nước ta có những thay đổi lớn trong thập kỷ qua.

Về hình thức sở hữu thì các nhà máy sở hữu tư nhân chiếm 75%, nhà máy sở hữu cổ phần 3%, nhà máy sở hữu quốc doanh 11% và các nhà máy có đầu tư nước ngoài 11% trên tổng số các nhà máy. . .

Về cơ sở hạ tầng; Các nhà máy sản xuất của tư nhân với vốn đầu tư có hạn, máy trộn đơn giản, hầu hết không có máy trộn nguyên liệu đơn chất, dẫn đến các vi lượng phân bố không đều trong thành phẩm nên chất lượng sản phẩm thường không ổn định. Các nhà máy quốc doanh và các nhà máy của các công ty cổ phần lớn thường có đầu tư máy móc hiện đại hơn chất lượng cao hơn so với các nhà máy tư nhân nhưng vẫn không đủ tiêu chuẩn so với chất lượng sản phẩm do các nhà máy nước ngoài sản xuất.

Về công suất sản xuất sản phẩm: các nhà máy tư nhân có sản lượng bằng 60% công suất thiết kế, trung bình 4900 tấn/năm, các nhà máy quốc doanh tuy sản lượng lớn hơn 8300 tấn/năm nhưng chỉ đạt 40% công suất thiết kế, các nhà máy nước ngoai sản lượng rất lớn bình quân khoảng 85.000 tấn/năm đạt 79% công suất thiết kế.

Về chủng loại thức ăn; các nhà máy sản xuất của nước ngoài có sản phẩm đa dạng hơn các nhà máy trong nước thức ăn đậm đặc cho lợn chỉ chiếm 19,4%, thức ăn cho gia cầm chiếm 38% sản lượng còn lại là sản phẩm hỗn hợp cho lợn. Còn các nhà máy trong nước đa phần chỉ tập trung sản xuất các loại thức ăn đậm đặc.

Các kỹ thuật chế biến: Các nhà máy thường đầu tư vào các phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng TACN, công nghệ chế biến, cân bằng năng lượng, acid amin, vitamin, khoáng và phân tích nhanh giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu làm cơ sở lập công thức thức ăn tối ưu. Các kết quả nghiên cứu đã đạt

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại “Hoàn thiện chào hàng thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần ABC Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w