0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THƯƠNG MẠI “HOÀN THIỆN CHÀO HÀNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

- Yếu tố chính trị - pháp luật

Thể hiện qua các đường lối chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường pháp luật. Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ… Có thể nói yếu tố chính trị hiện nay đang có ảnh hưởng tích cực đến ngành thức ăn chăn nuôi nói chung và ngành nông ngiệp chăn nuôi nói riêng. Yếu tố quan trọng nhất có thể kể đến là sự ổn định về mặt chính trị ở Việt Nam. Đây là yếu tố chính thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Ngoài ra chính phủ ta còn có những chính sách tạo điều kiện và nâng cao tính cạnh tranh của những ngành nghề sản xuất – kinh doanh – thương mại dịch vụ đặc biệt là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích ủng hộ cho ngành thức ăn chăn nuôi như những gói kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

- Yếu tố kinh tế - dân cư

các doanh nghiệp, tùy theo các động thái kinh tế trong nước và thế giới Một môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế mới có thể hoạt động hiệu quả và kinh doanh có lãi. Môi trường kinh tế cũng thường có thay đổi bất ngờ do đó các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà đó, vấn đề đối với các doanh nghiệp là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Năm 2014, kinh tế Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã gặp phải những khó khăn nhất định, đó là: tình hình giảm phát, khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn tới suy thoái nền kinh tế. Tình hình đó đã gây khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản. Săng tới đầu năm 2015 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, tạo điều kiện phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, trong đó có cả ngành nông nghiệp nói chung và ngành thức ăn chăn nuôi nói riêng. Kể từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho nền kinh tế nước ta. Đối với ngành nông nghiệp, tuy vậy, mặt hàng trong nước lại có vẻ không được chú trọng nhiều. Việc mở cửa thị trường cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta một bài toán khó là sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài khi vào thị trường nước ta. Sự cạnh tranh này sẽ làm cho thị phần của các của các công ty bị chia sẻ, chịu sự cạnh tranh khá cao trong khi năng lực công nghệ và vốn còn yếu và nhỏ bé.

Tuy nhiên nước ta vẫn là nước nông nghiệp, với tình hình kinh tế hiện nay nhu cầu phát triển và chăn nuôi vẫn ngày một tăng. Thời điểm hiện tại và tương lai gần ngành chăn nuôi vẫn là ngành chủ đạo, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thức ăn chăn nuôi với mức nhu cầu về thức ăn chăn nuôi vẫn tăng đang tăng cao.

Các nhà marketing thức ăn chăn nuôi thường quan tâm tới yếu tố dân cư đặc biệt là quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số bởi vì nó phản ánh trực tiếp quy mô nhu cầu khái quát trong hiện tại và tương lai và do đó nó phản ánh sự phát triển

hay suy thoái của thị trường. Rồi sự thay đổi về tuổi tác, hộ gia đình đã làm cho các nhà hoạt động kinh doanh của ngành thức ăn chăn nuôi phải tim cách bắt nhịp theo các thay đổi đó. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa và sự phân bố lại dân cư cũng làm thay đổi các chương trình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Yếu tố văn hóa - xã hội

Văn hóa được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, khí hậu, các kiểu sống, kinh nghiệm, lịch sử của cộng đồng và sự tác động qua lại của các nền văn hóa. Ngày nay, con người đang có xu thế trở về với cộng đồng, hòa nhập giữa cái tôi và chúng ta, chung sống hòa bình, bảo vệ và duy trì phát triển thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Ngoài ra nhân dân ta lại có xu hướng khá “sính” hàng ngoại và cũng ưa thích các sản phẩm giá rẻ. Việc tiêu dùng sản phẩm chịu ảnh hưởng ý kiến từ nhiều người, gia đình, bạn bè. Trước thực tế đó, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tốt, thì các công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhu cầu cũng như xu hướng của người tiêu dùng trong từng năm. Bên cạnh đó, còn một bộ phận cũng không nhỏ dân cư lớn tuổi hay xuất thân nông thôn, thì lại yêu cầu sản phẩm về tính bền và tốt, đây cũng là một thị trường khá hấp dẫn mà công ty nên chú ý. Như vậy tùy từng khu vực dân cư với yếu tố văn hóa- xã hội khác nhau, có xu hướng khác nhau mà công ty đưa ra các sản phẩm bán cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên khu vực thị trường đó. Đối với người dân, trang trại với trình độ có hạn việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chủ yếu qua sự tư vấn của các đại lý quen thuộc thường hay mua có uy tín lâu dài tại địa bàn. Mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc lựa chọn quyết định mua sản phẩm, tập khá hàng này khá nhạy cảm về yếu tố giá.

- Yếu tố tự nhiên - công nghệ

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và tạo tính khác biệt tốt hơn. Đặc biết rất thuận lợi cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

sản phẩm thức ăn chăn nuôi ứng dụng các phần mềm vào quản lý sản phẩm, quản lý pha chộn sản phẩm. Nó tác động mạnh tới chi phí sản xuất, năng suất lao động và chất lượng dịch vụ, từ đó ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của DN . Trình độ khoa học công nghệ của DN càng cao là công cụ giúp DN chiếm lợi thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THƯƠNG MẠI “HOÀN THIỆN CHÀO HÀNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

×