Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô ngọt CPS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 65)

- Giống cây trồng

4.3.3.Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô ngọt CPS

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3.Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô ngọt CPS

hạt ngô ngọt CPS211

Do điêu kiện kinh phí hạn hẹp do vậy chúng tôi chỉ phân tích các chỉ tiêu để đánh chất lượng ngô ngọt trong vụ Xuân Hè năm 2007.

Ngô ngọt là sản phẩm dùng để ăn tươi là chủ yếu, nên chất lượng được đánh giá chủ yếu ở độ mềm, hàm lượng đường, vitamin C và sự tích luỹ nitrat trong sản phẩm. Các chỉ tiêu này đã được chúng tôi phân tích trên tất cả các công thức thí nghiệm. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm tới chất lượng hạt ngô ngọt

Công thức Chất khô (%) Đường t. số (%) Vitamin C (mg/100g) NO3- (mg/kg) CT 1 21,41 7,01 16,91 105,3 CT 2 21,72 7,16 20,13 143,4 CT 3 18,98 7,20 16,45 164,5 CT 4 22,85 7,50 9,85 166,2 CT 5 23,35 7,57 9,60 190,3 CT 6 23,04 7,20 12,63 278,8 CT 7 22,37 7,55 10,67 210,9 TCVN 500

Hàm lượng chất khô thể hiện độ mềm của sản phẩm, hàm lượng chất khô thấp chứng tỏ hạt ngô non, mềm.

Hàm lượng chất khô trên hai nền phân bón cao và thấp với các nồng độ chế phẩm phun khác nhau có sự khác nhau. Tuy nhiên ở CT3 khi bổ sung chế phẩm ở nồng độ 1,0 ml/lít cho hàm lượng chất khô thấp nhất là 18,98% thấp hơn so với đối chứng là 2,43%. Hàm lượng chất khô cao nhất ở nền phân bón cao đạt 22,85% (CT4) khi phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít.

Trên nền phân bón thấp các công thức được phun chế phẩm đều cho hàm lượng chất khô cao hơn so với đối chứng và dao động từ 22,37% đến 23,35%. Tuy nhiên hàm lượng chất khô lại giảm khi tăng nồng độ phun chế phẩm và đạt thấp nhất ở CT7 với nồng độ phun 1,5 ml/lít là 22,37%, Hàm lượng chất khô cao nhất ở CT5 là 23,35% khi phun chế phẩm ở nồng độ 0,5 ml/lít.

Hàm lượng đường tổng số có khuynh hướng tăng ở các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo ( CT2,3,4,5,6,7) so với công thức chỉ phun nước lã (CT1). Tuy nhiên trên nền phân bón cao các công thức (CT 2,3,4) hàm lượng đường tăng tương đối ổn định và tỷ lệ thuận giữa các nồng độ phun. Trên nền phân bón thấp hàm lượng đường tăng cao hơn các công thức trên nền phân bón cao với cùng nồng độ chế phẩm song không ổn định giữa các nồng độ. Hàm lượng đường cao nhất là 7,57% (CT5) tiếp đền là 7,55% (CT5) trên nền phân bón thấp với nồng độ chế phẩm lần

lượt là 0,5 ml/lít và 1,5 ml/lít.

Hàm lượng vitamin C có sự biến động không ổn định giữa các công thức được phun chế phẩm so với đối chứng. Trên nền phân bón cao hàm lượng vitamin C tỷ lệ nghịch với nồng độ Vigo đã phun. Vitamin C đạt cao nhất ở CT2 là 20,13mg/100g, sau đó là CT3 với hàm lượng vitamin C là 16,45 mg/100g. Trên nền phân bón thấp hàm lượng vitamin C lại đạt cao nhất ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 1,0 ml/lít là 12,63mg ( CT6), và đạt thấp nhất ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 0,5 ml/lít (CT5) là 9,60 mg/100g.

Hàm lượng NO3- trong sản phẩm dao động từ 105,3 mg/kg (CT1) đến 278,8 mg/kg (CT7) và có khuynh hướng tăng ở tất cả các công thức được phun chế phẩm Vigo so với công thức đối chứng chỉ phun nước lã. Tuy nhiên hàm lương NO3- ở các công thức vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam, điều đó chứng tỏ khi sử dụng chể phẩm Vigo phun cho cây ngô ngọt không ảnh hưởng đến sức khoẻ bởi hàm lượng NO3- tồn dư trong sản phẩm.

Vậy qua số liệu phân tích chất lượng ngô ngọt trong vụ Xuân Hè 2007, chúng tôi rút ra kết luận là khi sử dụng Vigo trên nền phân bón cao chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất khi phun chế phẩm với nồng độ 1,0 ml/lít và trên nền phân bón thấp chất lượng ngô cao nhất thu được ở CT7 ( nồng độ Vigo 1,5 ml/lít)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 65)