Ảnh hưởng của phun chế phẩm VIGO đến một số tính chất đất thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 74)

- Giống cây trồng

4.4.Ảnh hưởng của phun chế phẩm VIGO đến một số tính chất đất thí nghiệm

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.Ảnh hưởng của phun chế phẩm VIGO đến một số tính chất đất thí nghiệm

thí nghiệm

Lấy mẫu đất trước khi thí nghiệm và sau vụ Xuân Hè 2007 để phân tích. Kết quả phân tích bảng 4.9.

Số liệu ở bảng 4.9, cho thấy đất trước thí nghiệm (CT0) có các tính chất như sau:

- Đất có phản ứng chua

- Nghèo OC , N, K2O tổng số; P2O tổng số ở mức trung bình (0.11%).

- Hàm lượng P2O dễ tiêu giầu (18.42mg/100g), K2O dễ tiêu ở mức trung bình ( 7.56mg/100g)

- Các cation trao đổi và CEC đều thấp

Sau khi thực hiện thí nghiệm một số tính chất đất đựơc cải thiện so với mẫu đất trước thí nghiệm. Cụ thể:

Về độ pH: độ pH từ chua thành chua vừa đến ít chua, pH ở mẫu đất trước thí nghiệm là 4.96 ( CT0 ), các công thức sau thí nghiệm pH dao động từ 5.34 - 5.60. Tuy nhiên độ pH ít biến đổi giữa các công thức có sử dụng chế phẩm Vigo với công thức đối chứng phun nước lã trên cả hai nền phân bón cao và thấp.

Về hàm lượng tổng số %: hàm lương OC, N và K2O nhìn chung không có biến động nhiều so với mẫu đất trước thí nghiệm, nhưng hàm lượng P2O ở các mẫu đất trên các công thức sau thí nghiệm có biến động từ trung bình đến giầu nhưng giữa các công thức được phun Vigo và công thức không phun Vigo không có sự khác biệt.

Hàm lượng P2O dễ tiêu ở tất cả các mẫu đất trên các công thức trước và sau thí nghiệm đều giầu và tăng lên ở các mẫu đất sau khi thực hiện thí nghiệm giao động từ 18,42 mg/100g mẫu đất trứơc thí nghiệm (CT0) lên 34,75mg/100g (CT3), các công thức khác dao động từ 19,51 - 30,40mg/100g. Hàm lượng P2O dễ tiêu tăng chủ yếu ở các công thức ( CT5,6,7) trên nền phân bón thấp được phun Vigo, cao hơn CT1 phun nước lã (đối chứng) từ 7.08 - 10,89mg/100g và CT0 (công thức trước thí nghiệm là 8,17 - 11,98mg/100g).

Bảng 4.9. Một số tính chất của đất trước và sau thí nghiệm.

Công thức

pH KCl

Tổng số (%) Dễ tiêu mg/100g Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC Đất OC N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ K+ Na+ (ldl/100g) đất truớc thí nghiệm CT0 4.69 0.7 0.09 0.11 0.07 18.42 7.56 1.81 0.95 0.15 0.08 4.48 đất sau thí nghiệm CT1 5.43 0.7 0.09 0.17 0.17 19.51 9.08 1.24 0.29 0.18 0.12 6.24 CT2 5.28 0.6 0.07 0.10 0.20 20.06 9.08 1.52 0.31 0.09 0.12 4.58 CT3 5.52 0.8 0.08 0.18 0.17 34.75 12.10 1.66 0.44 0.11 0.09 6.72 CT4 5.60 0.7 0.11 0.16 0.20 19.51 9.08 1.28 0.85 0.27 0.09 5.92 CT5 5.49 0.8 0.10 0.10 0.16 26.59 9.08 1.25 0.82 0.11 0.09 4.96 CT6 5.34 0.8 0.09 0.19 0.14 27.13 9.08 1.26 0.22 0.14 0.09 4.08 CT7 5.55 0.7 0.09 0.19 0.16 30.40 9.08 1.54 0.84 0.08 0.08 4.18

nghiệm đều tăng lên so với mẫu đất trước thí nghiệm (CT0) nhưng không lớn vẫn giữ ở mức trung bình. Giữa các công thức được phun Vigo với công thức không được phun Vigo trên cả hai nền phân bón hầu như không biến động trừ CT3.

CEC và các cation trao đổi thấp, ít có biến đổi và biến đổi không theo quy luật giữa các mẫu đất ở các công thức sau thí nghiệm với mẫu đất trước thí nghiệm.

Tóm lại dụng chể phẩm Vigo phun cho cây ngô ngọt trên đất bạc màu Hiệp Hoà Bắc Giang không gây tác động xấu đến môi trường đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 74)