- Giống cây trồng
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô ngọt trên đất bạc màu vụ Xuân Hè
suất và năng suất ngô ngọt trên đất bạc màu vụ Xuân Hè 2007
Để khẳng định được hiệu quả của chể phẩm cũng như lựa chọn đựơc nồng độ thích hợp nhất đối với cây ngô ngọt trên đất bạc màu ở các mùa vụ khác nhau. Chúng tôi tiếp tục thực hiện thí nghiệm ở vụ Xuân Hè năm
2007. các công thức thí nghiệm được thực hiện giống như vụ Thu Đông năm 2006. Số liệu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô trên công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân Vigo tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ngô ngọt trong vụ xuân hè 2007
Công thức Đường kính bắp (cm) Chiều dài bắp (cm) P bắp (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu Tạ/ha CT 1 (Đ/C) 3,7 14,5 190 104,71 99,12 CT 2 4,2 15,4 236 129,79 114,03 CT 3 4,5 16,0 257 141,08 123,68 CT 4 4,2 15,5 242 132,92 116,66 CT 5 3,7 15,3 226 124,15 109,65 CT 6 3,7 15,1 223 122,89 105,26 CT 7 4,1 15,6 237 130,42 117,54 CV % 5,49 6,64 LSD 0.05 12,37 13,25
Số liệu bảng 4.4 cho thấy giữa các công thức được phun chế phẩm so với công thức chỉ được phun nước lã (CT1), khác nhau chủ yếu ở chiều dài bắp, trọng lượng bắp và dẫn đến năng suất có sự khác biệt khá rõ giữa các công thức.
Về đường kính bắp: sự khác biệt về đường kính bắp so với đối chứng (CT1) thể hiện khá rõ ở các công thức được phun chế phẩm trên nền phân bón
cao (CT2, CT3, CT4), giao động từ 4,2 - 4,5 cm, cao nhất là 4,5 cm (CT3) phun ở nồng độ 1,0 ml/lít, CT2 và CT4 đều có đường kính bắp
4,2cm, đối chứng là 3,7cm.
Trên nền phân khoáng thấp (CT5, CT6, CT7) đường kính bắp chỉ tăng so với đối chứng ở công thức được phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít (CT7). Ở công thức này đường kính bắp đạt 4,1cm so với đối chứng là 3,7cm. Các CT5, CT6 có đường kính bắp tương đương với đối chứng.
Về chiều dài bắp: chiều dài bắp có sự khác biệt khá rõ giữa các công thức được phun chế phẩm so với công thức đối chứng trên cả hai nền phân bón cao và phân bón thấp. Chiều dài bắp ở các CT trên nền phân bón cao dao động trong khoảng từ 15,4-16,0cm so với đối chứng là 14,5cm. Chiều dài bắp lớn nhất thu được ở CT3 với nồng độ chế phẩm là 1,0 ml/lít (đạt 16,0 cm), thấp nhất là ở công thức 2 đạt 15,4cm.
Trên nền phân khoáng thấp chiều dài bắp ở các CT được phun chế phẩm vẫn cao hơn đối chứng và dao động trong khoảng từ 15,1-15,6 cm. Chiều dài bắp lớn nhất thu được ở CT7 với nồng độ chế phẩm là 1,5 ml/lít (đạt 15,6 cm), thấp nhất là ở CT6 đạt 15,1cm.
Như vậy trên nền phân bón cao nồng độ Vigo cho chiều dài bắp lớn nhất trong vụ xuân hè năm 2007 là 1,0 ml/lít và trên nền phân bón thấp là 1,5 ml/lít. Giữa các công thức trên cả hai nền phân bón cao và thấp được phun chế phẩm với các nồng độ khác nhau lần lượt là 0.5 ml/lít, 1,0 ml/lít, 1,5 ml/lít, có sự khác biệt về chiều dài bắp. Tuy nhiên sự khác biệt này không lớn (0,4 - 0,9cm).
Về trọng lượng bắp: trọng lượng bắp là yếu tố quyết định đến năng suất ngô ngọt. Tất cả các công thức được phun chế phẩm trên cả hai nền phân bón đều cho trọng lượng bắp cao hơn so với công thức chỉ phun nước lã (CT1) từ 33g - 67g. Trên nền phân bón cao CT3 cho trọng lương bắp cao nhất là 257g với nồng độ Vigo là 1,0 ml/lít và thấp nhất là 236g (CT2) phun chế phẩm ở nồng độ 0,5 ml/lít.
Trên nền phân bón thấp, công thức có trọng lượng bắp lớn nhất là CT7 đạt 237g (phun chế phẩm ở nồng độ 1,5 ml/lít). Trọng lượng bắp thấp nhất đạt 223g(CT6) với nồng độ chế phẩm 1,0 ml/lít.
Về năng suất lý thuyết: các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo trên nền phân bón cao (CT2, CT3, CT4) năng suất lý thuyết giao động từ 129,79 tạ /ha đến 141,08 tạ/ha. Cao nhất CT3 phun chế phẩm Vigo với nồng độ 1,0 ml/lít năng suất là 141,08 tạ/ha, tiếp đến là CT4 với nồng độ 1,5 ml/lít đạt năng suất 132,92 tạ/ha, CT2 năng suất là 129,79 tạ/ha với nồng độ chế phẩm Vigo là 0,5 ml/lít, và cả ba công thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
Các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo trên nền phân bón thấp (CT5, CT6, CT7) cũng cho năng suất khá cao so với đối chứng. Trung bình năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng (CT1) lần lượt là 17% (CT6) với nồng Vigo là 1,0 ml/lít, 19% (CT5) với nồng độ Vigo là 0,5 ml/lít và 25% (CT7) với nồng độ vigo là 1,5 ml/lít. Năng suất cao nhất CT7 là 130,42 tạ/ha, đối chứng là 104,71tạ/ha, thấp nhất CT6 đạt
năng suất 122,89 tạ/ha, và đều có sự khác biệt có ý nghĩa so với CT đối chứng. (Năng suất lý thuyết ở các công thức được thể hiện trên biểu đồ ở hình 4.5).
Hình 4.5 . Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007
Tương tự như vụ Thu Đông 2006, ở vụ Xuân Hè Khi so sánh các công thức có cùng nồng độ chế phẩm Vigo, trên hai nền phân bón cao và thấp (CT2 so với CT5) (CT 3 so với CT6) (CT 4 so với CT7) cũng chỉ có ( CT3 và CT6 ) có sự khác biệt có ý nghĩa, còn các CT khác chưa khác nhau về mặt thống kê. Điều này càng khẳng định rõ hơn về hiệu quả của chế phẩm Vigo đối với năng suất cây ngô ngọt trên đất bạc màu Hiệp Hoà Bắc Giang.
vụ Thu Đông do điều kiện thời tiết vụ này thuận lợi hơn so với vụ Thu Đông. Do vậy sự khác biệt về năng suất giữa các công thức trên hai nền phân bón khác nhau với các nồng độ phun chế phẩm khác nhau thể hiện khá rõ.
Trên nền phân bón cao ở tất cả các công thức khi được phun chế phẩm đều cho năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê so đối chứng ở LSD 0.05. Năng suất cao nhất đạt 123,68 tạ/ha (CT3) phun chế phẩm với nồng độ 1,0 ml/lít, cao hơn đối chứng 25%. Tiếp đến là CT4 phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít đạt năng suất 116,66 tạ/ha, cao hơn đối chứng 18%. Thấp nhất là 114,03 tạ/ha (CT2) phun chế phẩm với nồng độ 0,5 ml/lít, cao hơn đối chứng 15%.
Trên nền phân bón thấp ở các công thức CT5, CT6, CT7 năng suất đạt 105,26 tạ/ha đến 117,54 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng từ 6% - 19%. Tuy nhiên chỉ có CT7 phun chế phẩm ở nồng độ 1,5 ml/lít năng suất đạt cao nhất (117,54 tạ/ha) là có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê so với đối chứng, các CT5, CT6 tuy năng suất cao hơn so với đối chứng song chưa có sự khác biệt có ý nghĩa. ( Năng suất thực thu giữa các công thức được thể hiện trên biểu đồ ở hình 4.6)
Hình 4.6, cho thấy sự khác biệt về năng suất giữa các công thức thể hiện khá rõ. Đặc biệt là giữa các công thức được phun chế phẩm so với công thức chỉ phun nước lã, điều đó cho thấy hiệu lực của chể phẩm Vigo đối với cây ngô ngọt trên đất bạc màu ở vụ Xuân Hè đã được khẳng định.
Hơn nữa ngay cả trên nền phân bón thấp khi được phun chế phẩm cũng cho năng suất cao hơn so với công thức chỉ phun nước lã (CT1) trên nền phân bón cao.
Tuy nhiên phun nông độ chế phẩm khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Cụ thể:
Trên nền phân bón cao công thức đạt năng suất cao nhất là CT3 phun chế phẩm ở nồng 1,0 ml/lít. Ngược lại trên nền phân bón thấp công thức đạt năng suất cao nhất lại ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 1.5 ml/lít. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế sản suất cho việc lựa chọn công thức bón phân và sử dụng nồng độ chế phẩm hợp lý và hiệu quả.
Khi so sánh năng suất thực thu trên các công thức với nền phân bón thấp và nền phân bón cao ở cùng nồng độ Vigo với LSD là 0.05, chỉ có CT3 và CT6 với nồng độ Vigo là 1,0 ml/lít là có sự sai khác có ý nghĩa về thống kê. Các công thức khác không có sự sai khác về thống kê. Có nghĩa là với lượng phân bón thấp ta vẫn thu được năng suất cao nhờ sử dụng Vigo với nồng độ thích hợp.
Hình 4.6. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007
Như vậy qua 2 vụ thực hiện thí nghiệm phun chế phẩm Vigo cho cây ngô ngọt tại trạm cải tạo đất bạc màu Hiệp Hòa Bắc Giang, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm là rất rõ về năng suất. Tăng từ 6 - 25% ở vụ Xuân Hè và 12 - 25% ở vụ Thu Đông. Và đặc biệt có ý nghĩa khi sử dụng chế phẩm Vigo cho nền phân khoáng thấp vẫn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên ở mỗi thời vụ khác nhau việc lựa chọn sử dụng nồng độ chế phẩm cũng khác nhau. Vụ Xuân Hè hiệu quả cao ở nồng độ 1,0 ml/lít trên nền phân bón cao, nhưng vụ Thu Đông cũng trên nền phân bón này năng suất lại đạt cao nhất ở công thức phun 1,5 ml/lít. Đối với các công thức trên nền phân bón thấp ở cả hai vụ đều cho năng suất cao nhất
ở nồng độ 1.5 ml/lít. Điều này rất có ý nghĩa đối vời việc sử dụng hợp lý dinh dưỡng cho cây ngô ngọt trên đất bạc màu ở các thời vụ khác nhau.