Một số tính chất của đất bạc màu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 32)

Trên thế giới tổng diện tích đất bạc mầu khoảng 800 triệu ha, Tập trung phần lớn ở vùng nhiệt đới như: Đông Nam á, Tây Phi, Trung Nam Mỹ... (UNDP, 1992). Ở Philipine diện tích đất Ultisols chiếm tới 12 triệu ha. Ở Thái Lan đất Ultisols chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất tự nhiên (Sathien và cộng sự, 1998). Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng có loại đất tương tự như loại đất bạc mầu ở Việt Nam.

Diện tích đất bạc mầu ở nước ta phân bố tập trung ở vùng trung du miền Bắc và Đông Nam Bộ, có diện tích khoảng 2,348 triệu ha, trong đó ở miền Bắc Việt Nam có diện tích khoảng 221.360 ha [18] được phân ra

thành các loại:

Đất bạc mầu trên phù sa cổ Đất dốc tụ bạc mầu

Đất feralit do trồng lúa biến đổi thành đất bạc mầu

Số liệu tổng hợp về tính chất đất ở vùng đã canh tác của nhiều tác giả [7], [8], [10], [17] cho thấy đây là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng toàn diện, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt sét không quá 10%, độ xốp thường ở dưới 40%, độ phì tự nhiên thấp: % mùn < 1,0; % N: 0,04- 0,08% ; % P205: 0,02- 0,06%; % K20: 0,02- 0,04; P205 và K20 dễ tiêu thấp 4 - 6mg/100g đất và 1- 4mg/100g đất, dung tích hấp thu thấp và có chiều hướng tăng ở tầng tích tụ (60- 70 cm), khả năng trao đổi cation kém. Đây là loại đất có chủng loại vi sinh vật cũng như số lượng vi sinh vật sống trong đất thấp hơn nhiều so với các loại đất khác [19], [20], vì vậy năng suất cây trồng thấp. Loại đất này lại nằm ở các vùng có lượng mưa lớn và mưa tập trung, cho nên sự rửa trôi làm cho độ phì đất giảm dần. Có thể nói rằng đất bạc màu là một loại đất xấu bị tác động thường xuyên của nhiều quá trình, điển hình là quá trình rửa trôi, cho nên việc bảo vệ và cải tạo đất bạc màu là yêu cầu cấp thiết có quan hệ đến thu nhập và đời sống của hàng triệu nông dân vùng này.

Đất bạc màu của huyện Hiệp Hòa chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố tập trung ở vùng trung và thượng huyện. Năng suất

cây trồng, chất lượng sản phẩm chưa cao. Những năm qua các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các biện pháp sử dụng, cải tạo vùng đất này theo các hướng: phương thức làm đất thích hợp, bón vôi, trồng luân canh, xen canh cây phân xanh, cây họ đậu, biện pháp tưới tiêu…. Riêng nghiên cứu các loại hình sử dụng đất với các cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhu cầu dinh dưỡng lớn như cây ngô ngọt còn chưa được nhiều và chưa có hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất vật lý và hàm lượng các chát dinh dưỡng của chế phẩm Vigo khi phun lên giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang (Trang 32)