Những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng máy vi tính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại CMC (Trang 43)

- Địa chỉ: Trụ sở chính tại tầng 12, tòa nhà CMC, phố Duy Tân, Dịch Vọng

3.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân

b. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

3.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công ty TNHH sản xuất và thương mại CMC vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về công tác hạch toán nói chung và kế toán bán mặt hàng máy vi tính nói riêng để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lí trong nền kinh tế thị trường.

Về chứng từ ban đầu

Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng theo qui định và có sự qui định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phòng kế toán, các chứng từ được tập hợp về lại chưa có công tác phân loại (Tùy theo nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được kế toán bán hàng lưu chung thành một tập gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi...Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian, đặc biệt là khi có cơ quan Thuế đến kiểm tra.

Về hệ thống sổ kế toán

+ Đối với sổ kế toán tổng hợp: Công ty áp dụng phù hợp với hình thức kế toán trên máy vi tính. Ở hình thức này, công ty chưa mở các sổ nhật kí đặc biệt như nhật kí mua bán hàng hóa, sổ nhật kí thu tiền...điều này sẽ làm cho công ty gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, đặc biệt là với hình thức bán hàng trả chậm.

+ Đối với sổ kế toán chi tiết: Công ty đã mở sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu của khách hàng nhưng chưa phân loại thành công nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn để trình bày trên BCTC theo VAS 21. Theo chuẩn mực này thì BCTC của công ty phải trình bày riêng biệt các khoản mục tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy mà công ty phải thiết lập lại nội dung ghi chép trên sổ chi tiết thanh toán với người mua để phục vụ thông tin cho việc lập BCTC. Mặt khác, công ty còn chưa lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng cuối niên độ nên rất khó khăn trong việc đối chiếu, so sánh cuối năm.

Về phương thức bán hàng

Công ty chỉ có 2 hình thức bán hàng chủ yếu là bán buôn và bán lẻ. Do đó, doanh thu bán hàng của công ty còn giới hạn. Như vậy, để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa thì công ty nên đa dạng hóa hình thức bán hàng bằng phương thức bán buôn vận chuyển thẳng hay bán đại lí, việc này sẽ giúp cho công ty đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng hóa, mở rộng qui mô cũng như mạng lưới kinh doanh.

Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hiện tại, công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho mặt hàng máy vi tính. Với hình thức kinh doanh thực tế tại công ty là mua máy vi tính về nhập kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi việc giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hóa trong kho. Vì vậy,

việc công ty không trích lập dự phòng sẽ gây khó khăn cho công ty, đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta đang lạm phát cao, giá cả của mặt hàng máy tính luôn có sự biến động thất thường so với giá trị ghi sổ của hàng hóa. Đây là điều mà công ty không thể dự báo trước được và vì thế mà nó có thể gây tổn thất lớn cho công ty trong việc bù đắp phần chênh lệch về giá của mặt hàng này. Do đó, công ty cần trích lập dự phòng giảm giá mặt hàng máy vi tính.

Về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Công ty có một số lượng lớn các khách hàng nhưng không phải khách hàng nào cũng trả tiền ngay và không phải khoản nợ nào của khách hàng cũng đảm bảo có thể thu hồi. Tuy nhiên, hiện tại công ty lại không trích lập nợ phải thu khó đòi. Vì vậy, có những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì vốn của công ty sẽ bị chiếm dụng, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng máy vi tính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại CMC (Trang 43)