Nhúng thủy vân

Một phần của tài liệu THỦY VÂN SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG ẢNH VÀ ỨNG DỤNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN (Trang 36)

W 1 W 2 W N

2.2.1.2. Nhúng thủy vân

Thủy vân có thể nhúng trực tiếp vào ảnh hay vào miền biến đổi của ảnh. Đối với ứng dụng bảo vệ bản quyền thì việc nhúng thủy vân vào miền biến đổi ảnh là cần thiết, để đảm bảo thủy vân bền vững trước các tác động đến ảnh như nén ảnh. Các thuật toán biến đổi ảnh phổ biến hiện này là: Biến đổi Fourier rời rạc (DFT – Discrete Fourier Transform), biến đổi Cosine rời rạc (DCT – Discrete Cosine Transform) và biến đổi sóng rời rạc (DWT – Discrete Wavelet Transform). Trong đó, biến đổi được sử dụng nhiều nhất là DCT, vì đây là bước tiền xử lý quan trọng của nén JPEG, một chuẩn nén ảnh thông dụng nhất hiện nay.

Để đảm bảo sự thay đổi là ít nhất với ảnh mang, thủy vân thường được nhúng vào miền tần số giữa của ảnh sau khi biến đổi. Nguyên nhân là do các thành phần tần số thấp rất nhạy cảm với các thay đổi, nếu nhúng thủy vân vào miền tần số này rất dễ bị phát hiện. Trong khi đó, thành phần tần số cao thường bị loại bỏ trong quá trình nén ảnh do không làm giảm chất lượng ảnh, nếu nhúng thủy vân vào miền tần số cao sẽ rất dễ bị mất khi nén ảnh. Do đó, nhúng thủy vân vào miền tần số giữa của ảnh mang là thích hợp nhất.

Để đảm bảo chất lượng ảnh mang cũng như tính ẩn của thủy vân, người ta cũng sử dụng những tính chất của hệ thống thị giác người (HVS – Human Visual System) để áp dụng trong quá trình nhúng thủy vân. Một số đặc điểm của HVS:

 Tương phản: Mắt người nhạy cảm với sự có mặt của một tín hiệu trong một tín hiệu khác.

 Tần số: Mắt người đặc biệt nhạy cảm với tần số thấp.

 Độ chói: Sự thay đổi với các giá trị độ chói cao hay thấp rất dễ bị phát hiện.  Vùng góc cạnh hoặc có cấu trúc: Hệ thống thị giác người ít nhận biết sự thay đổi trên các vùng này hơn là các vùng nhẵn, phẳng.

Một phần của tài liệu THỦY VÂN SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG ẢNH VÀ ỨNG DỤNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w