Chương 2 CÁC KỸ THUẬT THỦY VÂN SỐ 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỦY VÂN SỐ
2.1.2. Nguồn gốc thủy vân số
Thủy vân trên giấy (paper watermark): Thủy vân trên giấy xuất hiện trong ngành sản xuất giấy cách đây hơn 700 năm. Thủy vân trên giấy (paper watermark) đầu tiên được tìm thấy có nguồn gốc từ Fabriano, Italy.
Hình 9. Một trong những thủy vân trên giấy đầu tiên
Cuối thế kỷ 13, Fabriano có 40 xưởng sản xuất giấy với kiểu dáng, kích thước, chất lượng và giá cả khác nhau, người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Vào thời gian đó, các xưởng sản xuất giấy chỉ sản xuất được giấy sống (raw paper) với bề mặt rất sần sùi và chưa thể làm giấy viết được. Giấy sống này sẽ được chuyển cho các thợ thủ công, những người sẽ làm phẳng, làm nhẵn bề mặt giấy sống bằng các viên đá cứng gọi là máy cán là (calender). Sau khi đã được làm phẳng, các giấy này có thể sử dụng cho việc viết chữ lên đó. Giấy này sẽ được bán cho các thương gia, họ sẽ cất giữ chúng trong các kho hàng lớn, sau đó bán lại cho những khách hàng với lợi nhuận rất cao.
Sự cạnh tranh không chỉ của 40 xưởng sản xuất giấy mà còn giữa thợ thủ công và thương gia là rất lớn, điều này làm cho thị trường giấy trở nên khá lộn xộn, người mua rất dễ bị nhầm lẫn sản phẩm của các xưởng sản xuất vì không có dấu hiệu nào để nhận biết. Vì vậy, các xưởng giấy đã nghĩ ra phải đánh dấu giấy của xưởng mình bằng dấu hiệu nào
vân giấy nhanh chóng được sử dụng rộng rãi khắp Italy, sau đó là châu Âu. Ban đầu, thủy vân chỉ là nhãn hiệu hay tên của xưởng sản xuất giấy, sau đó, các thủy vân này như một dấu hiệu nói lên chất lượng giấy. Xa hơn, thủy vân được sử dụng với ý nghĩa nói lên ngày sản xuất và tác giả, một dạng sơ khai của chứng nhận bản quyền.
Thủy vân số (digital watermark): Khái niệm thủy vân số cũng xuất phát từ khái niệm thủy vân trên giấy. Tuy nhiên, thật khó để nói chính xác khi nào khái niệm “thủy vân số” (digital watermarking) bắt đầu được nói đến. Năm 1979, Szepanski mô tả một mẫu thông tin số có thể nhúng vào tài liệu nhằm mục đích chống giả mạo. Chín năm sau, Holt và các đồng nghiệp mô tả một phương pháp để nhúng mã định danh vào tín hiệu âm thanh. Tuy nhiên, mãi đến năm 1988, Komatsu và Tominaga mới lần đầu tiên sử dụng cụm từ “digital watermark”. Nhưng phải đến đầu những năm 90 thì thủy vân số với thực sự nhận được sự quan tâm của công chúng.
Về bản chất, thủy vân số cũng giống như thủy vân trên giấy – dùng để chứng thực quyền sở hữu về một sản phẩm nào đó – nhưng thay vì thủy vân trên các sản phẩm thực, thủy vân số nhúng các dấu hiệu chứng thực bản quyền lên các tài liệu số. Qua các năm, thủy vân số ngày càng được quan tâm nhiều hơn, với số lượng các bài báo, tài liệu tăng nhanh chóng. Hiện nay, thủy vân số đã có những vai trò quan trọng và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, đặc biệt là trong việc bảo vệ bản quyền.