CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu THỦY VÂN SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG ẢNH VÀ ỨNG DỤNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN (Trang 64)

Chương 3 THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH THỦY VÂN SỐ 3.1 BẢO VỆ BẢN QUYỀN

3.5. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình nhúng thủy vân vào ảnh được viết bằng ngôn ngữ Java, với các chức năng nhúng thủy vân vào ảnh và tách thủy vân khỏi ảnh đã nhúng, bằng hai phương pháp là LSB và DCT. Các class chính:

 DCT.java, DCTHelper.java: thực hiện biến đổi DCT thuận và nghịch  ImageProcessor.java: các phép xử lý ảnh, như lấy giá trị RGB,…

 WatermarkingLSB.java: Các method thực hiện việc nhúng và tách thủy vân sử dụng phương pháp LSB.

 WatermerkingDCT.java: Gồm các method thực hiện việc nhúng và tách thủy vân sử dụng phương pháp DCT.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong các hoạt động kinh tế xã hội, các tài liệu số ngày một nhiều và đa dạng, chúng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Do đó, nhu cầu bảo vệ bản quyền cho các tài liệu này đang đặt ra cấp thiết. Khóa luận tìm hiểu nghiên cứu ứng dụng thủy vân số để bảo vệ bản quyền các tài liệu số.

Kết quả của khóa luận gồm có:

1/. Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống lại các vấn đề:  Một số kiến thức liên quan đến thủy vân ảnh.

 Một số kỹ thuật thủy vân số

2/. Thử nghiệm chương trình thủy vân số trong môi trường ảnh để bảo vệ bản quyền tài liệu ảnh số.

Khóa luận mới chỉ tìm hiểu và nghiên cứu được các hướng tiếp cận và các kỹ thuật thủy vân phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chương trình ứng dụng minh họa cho phép nhúng thủy vân và tách thủy vân ở những bức ảnh đã nhúng, với hai kỹ thuật chính là LSB và DCT.

Hướng nghiên cứu tiếp theo sau khóa luận sẽ là nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về các kỹ thuật thủy vân số, đồng thời nghiên cứu các kỹ thuật đánh giá phát hiện một bức ảnh có chứa thủy vân hay không, xa hơn là phát hiện và tách thủy vân ở một bức ảnh bất kỳ.

Một phần của tài liệu THỦY VÂN SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG ẢNH VÀ ỨNG DỤNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w