Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản trị rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.Trong khi việc phòng chống rủi ro lại phải tuân thủ theo các quy định của ngân hàng trung ương hay của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Trong những trường hợp như vậy, năng lực quản trị rủi ro của các NHTM hầu như không phát huy tác dụng do vậy không được chú trọng và củng cố.
Sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTM. Hầu hết các hoạt động của các NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng thường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ. Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các NHTM bởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh để phòng chống rủi ro. Giống như điều kiện về môi trường pháp lý, nếu thị trường tiền tệ liên ngân hàng không phát triển, năng lực quản trị rủi ro trở lên không hòan tòan có ý nghĩa.
Nhận thức của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân của ngân hàng là yếu tố quan trọng thứ ba trong nhóm này, bởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định và rủi ro, chia sẻ rủi ro và đặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy ra. ở những nước có trình độ nhận thức cao, thị trường tài chính phát triển các hoạt động quản trị rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất được chú trọng phát triển. Khách hàng, dù là các cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản thân và góp phần bảo đảm an toàn cho thị trường. Trái lại, ở những nhận thức của công chúng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng lọan, đầu tư hay rút tiền ồ ạt theo cảm tính, v.v…, sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM.
đến việc năng lực quản trị rủi ro càng mạnh mẽ hơn trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh cả về quy mô và phạm vi, theo đó các nghiệp vụ phòng chống rủi ro cũng được vận hành một cách dễ dàng hơn. Cơ hội học tập kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ quản trị rủi ro cũng được thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp. Song về mặt tiêu cực, quan hệ tài chính phát triển thì rủi ro xảy ra nhiều hơn, tính chất phức tạp và phạm vi tác động ảnh hưởng cũng rộng lớn hơn.
2.3 Những thách thức đối với ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hiện nay
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn.Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu định hướng phát triển của lĩnh vực ngân hàng, trước nhu cầu mới, ngành NHVN cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn:
2.3.1 Về hành lang pháp lý
Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin”.
Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Vì vậy có hạn chế nhất định đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển thị trường tiền tệ. Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm hạn chế như:
- Luật còn khái quát, chưa cụ thể, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ như vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng. Có những phần chưa quy định hoặc phân công trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, gây khó khăn cho quá trình thực thi. Các văn bản hướng dẫn luật chưa được ban hành kịp thời; nhiều thuật ngữ trong Luật Các TCTD chưa được định nghĩa thật chính xác dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thiếu định nghĩa một số thuật
ngữ cần thiết như: "dịch vụ ngân hàng", "ngân hàng liên doanh", "chi nhánh ngân hàng nước ngoài", "chống rửa tiền"…
Nhiều công cụ chính sách tiền tệ xét về nguyên lý là công cụ điều tiết gián tiếp, nhưng trong sử dụng thực tiễn lại là những công cụ lưỡng tính vừa can thiệp gián tiếp vừa trực tiếp do thiếu điều kiện phát huy vai trò đích thực của nó như công cụ tái cấp vốn của NHTW, nghiệp vụ thị trường mở, công cụ lãi suất cơ bản. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái còn bị chi phối bởi sự phân tán về quyền quản lý ngoại tệ quốc gia cũng như các hoạt động tự do trong lĩnh vực thanh toán và tín dụng ngoại tệ nội địa - chưa đủ sức tạo ra một thị trường hối đoái sôi động.
Các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu như (công cụ kỳ hạn, công cụ giao sau, quyền chọn, hoán đổi…) còn sơ khai và còn nhiều hạn chế có thể tóm tắt quá trình phát triển các công cụ phái sinh tại Việt Nam như trong bảng sau:
Bảng 2.4 Tóm tắt quá trình phát triển các công cụ tài chính phái sinh. Công cụ phái sinh Năm phát triển Các lọai sản phẩm
Hoán đổi 1997 Hoán đổi lãi suất, hóan đổi tiền tệ, hóan đổi tín dụng, hóan đổi lãi suất công dồn
Kỳ hạn 1999 Kỳ hạn về tiền tệ
Quyền chọn 2003 Quyền chọn tiền tệ, quyền chọn vàng, quyền chọn lãi suất
Giao sau 2004 Giao sau càfê
Nguồn:“Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO” – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang.
Việc tính thuế cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển công cụ phái sinh, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời
Cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trãi,
Mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất “độc canh”. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như: quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ .v.v.
Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn khá xa so với khu vực.