Về khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 71)

Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới, song đến nay, hệ thống NHVN vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM còn yếu, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm bảo an toàn vốn, về tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động … so với chuẩn quốc tế đều còn ở mức thấp.

Dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau không có nhiều sự khác biệt. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án phát triển hạn chế

Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập;

Đội ngũ lao động của các NHTM Việt Nam khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều NHTM còn lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến ở các nước trong nhiều năm qua.

Công nghệ ngân hàng còn yếu kém. Hệ thống mạng nối kết giữa các ngân hàng còn nhiều hạn chế, công tác triển khai công nghệ mới còn chậm (có thể thấy mạng lưới họat động của các máy ATM, có những khu vực tập trung rất nhiều máy của những ngân hàng khác nhau gây lãng phí nếu việc kết nối hệ thống giữa

các ngân hàng như BankNet được triển khai sớm thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong giai đoạn hiện nay, bất ổn kinh tế ngày càng leo thang, giá dầu tăng kỷ lục, khủng hoảng lương thực toàn cầu, sự sụp đổ trên thị trường cho vay bất động sản của Ngân hàng Mỹ, các ngân hàng Việt Nam chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, ngân hàng thương mại Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro về tín dụng cho vay bất động sản, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp .v.v

Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến những yếu tố rủi ro luôn cận kề các Ngân hàng thương mại, lạm phát tăng cao, các ngân hàng nhận lãi suất thực âm, khả năng thanh khoản ở mức báo động, một số ngân hàng gần như không hoạt động mà trông chờ vào khả năng phục hồi và ổn định của nền kinh tế

Có thể thấy rõ rằng việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP GIA TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Căn cứ vào mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng trong những năm tới và thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM cần tiến hành nhiều giải pháp một cách hệ thống và liên tục, cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w