P h â n tích, đ á nh g i á r ủi r o tín dụ n g Bảng 2.3: Tình hình tín dụng của một số NHTM (Đơn vị : Tỷ VNĐ) BIDV Vietcom bank Agribank Sacom bank ACB MHB Cho vay khách hang Năm 2006 93.453 67.742 182.361 24.238 17.368 10.013 Năm 2007 125.596 97.531 246.188 35.378 31.974 13.925 Tăng trưởng (%) 134 144 135 146 184 139 Nợ xấu (%) Năm 2007 3,98 2,66 1,9 0,24 0,44 1,11 Lợi nhuận sau thuế Năm 2007 1.155 2.397 4.515 1.280 1.531 138
(Nguồn:Báo cáo thường niên 2006, 2007 của các ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank, ACB, MHB, Agribank)
Dư nợ tín dụng tăng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân khoảng 40%. Tuy nhiên, trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng các Ngân hàng thương mại quốc doanh như BIDV,VIETCOMBANK .v.v có xu hướng giảm so với các Ngân hàng cổ phần, ngược lại tốc độ tăng trưởng của các Ngân hàng thương mại cổ phần khá tốt, điều này báo hiệu một sự cạnh tranh khá quyết liệt trong hoạt động tín dụng.
- Khủng hoảng tài chính tại Mỹ tất nhiên có những tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và tới hệ thống NHVN nói riêng điều thấy rõ nhất của tác động này là các Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài
chiến lược nước ngoài của các Ngân hàng Việt Nam (cả cổ phần lẫn quốc doanh) cũng sẽ khó khăn hơn trước nhiều. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác đầu tư tài chính của các tổ chức nước ngoài với các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ giảm so với trước. Khi tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài khó khăn hơn, đắt đỏ hơn thì đương nhiên là hoạt động cho vay sẽ bị ảnh hưởng
Các Ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng các công cụ phục vụ cho việc đánh giá cho vay đối khách hàng như cập nhật nhanh thông tin khách hàng chính xác và hiệu quả, ứng dụng các phần mềm hiện đại cho việc phân tích cho vay, … để từ đó giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Về nợ xấu: Đến cuối 2007 tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư là 3,98%; Sacombank là 0.24% và ACB là 0,18%. Điều này chứng tỏ vấn đề nợ xấu hiện nay vẫn khiến ngành ngân hàng thấy cần tích cực và quan tâm hơn nữa trong công tác thẩm định tín dụng, thu hồi nợ xấu. Nợ xấu được coi là căn bệnh phát sinh nằm ngoài ý muốn của ngân hàng lẫn người đi vay, luôn xuất hiện ở bất cứ nơi đâu có hoạt động vay – mượn diễn ra. Để nợ xấu của một ngân hàng bằng không thì trên thực tế, điều đó khó có thể xảy ra. Nghĩa là chúng ta phải chấp nhận chung sống và cố gắng kiểm soát, duy trì nợ xấu ở một mức độ hợp lý. Vì vậy, để ngăn chặn nợ xấu và duy trì ở một mức độ cho phép thì chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về nợ xấu, đặc biệt là không nên che dấu nó dưới bất cứ hình thức nào; có như vậy chúng ta mới tìm ra được những phương thức hữu hiệu để điều trị nó, đặc biệt là phòng tránh nó trước khi nó xảy ra. Nguyên nhân cơ bản tạo ra các khoản nợ xấu đó cũng chính là do các khoản vay đã bị biến dạng dưới nhiều hình thức khác nhau (gia hạn nợ nhiều lần, đảo nợ… ) nên mức độ “cảnh báo” và “phòng ngừa trước” đối với những khoản tín dụng kém chất lượng cũng bị biến dạng theo, tức là chúng ta luôn tự đặt nó vào diện trong hạn và coi đó là khoản tín dụng lành mạnh. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay giữa Việt Nam và quốc tế hiện đang còn tồn tại những điểm khác biệt. Cụ thể việc trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay theo thông lệ quốc tế chủ yếu là dựa vào mức độ rủi ro của từng khoản cho vay để đưa ra một tỷ lệ trích lập dự phòng tương xứng. Trong khi đó, Việt Nam lại dựa trên cơ sở về thời hạn qúa hạn của từng khoản vay để trích lập dự phòng (nghĩa là xảy ra rồi mới trích). Chính vì những khác biệt đó mà trong thời gian qua đã xảy ra hiện tượng “ lãi giả , lỗ thật”
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt là các NHTM quốc doanh sau khi các Báo cáo tài chính của các ngân hàng này đã được kiểm toán quốc tế. Hiện tượng “ lãi giả, lỗ thật” xảy ra bởi vì một số lý do cơ bản sau:
“Lãi” do phương pháp hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế (IAS ) khác so với thông lệ hạch toán kế toán của Việt Nam (VAS) về trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay có vấn đề. Nếu hạch toán theo IAS thì các NHTM “Lỗ” do nợ quá hạn cao (vì áp dụng phương pháp quốc tế chuyển NQH theo thông lệ quốc tế), dẫn đến trích lập dự phòng trước cao, dẫn đến “Lỗ”. Ngược lại, khi phân tích NQH và trích lập dự phòng theo phương pháp VAS thì hoạt động kinh doanh của các NHTM đó lại “lãi” do tỷ lệ NQH thấp (chuyển NQH theo kiểu Việt Nam) dẫn đến trích lập dự phòng trước thuế thấp và cuối cùng xảy ra hiện tượng “lãi” theo phương pháp VAS.
Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua chưa tốt, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng và điều kiện cho vay.
- Chính sách và quy trình cho vay của các NHTM còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế và chưa chính xác.
Cụ thể là những rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng do cán bộ tín dụng làm trái quy trình tín dụng để mưu lợi các nhân; hoặc định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do trình động nghiệp vụ kém hay do có sự thông đồng với khách hàng hoặc do tài sản thế chấp bị mất giá (Ví dụ: Khi ngân hàng thẩm định cho vay thì tài sản thế chấp đang giá cao điển hình là bất động sản cuối năm 2007, thời điểm hiện tại 08/2008 giá giảm mạnh, khách hàng không trả được nợ, lúc này ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được do giá quá thấp hoặc không có người mua, hoặc là tiền thu về thấp hơn so với số tiền cho vay); cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ gốc và lãi nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích cá nhân; hoặc lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty trách nhiệm hữu hạn gia đình.
khủng hỏang nhà đất và tín dụng tại Mỹ thời gian qua. Ngân hàng Wasington Mutual có 307 tỷ USD tài sản vốn và 188 tỷ USD tiền gửi, giá cổ phiếu của ngân hàng này liên tục sụt giảm trong thời gian qua, ngân hàng này có khả năng phải bán lại cho ngân hàng JPMorgan.
Hiện nay hầu như nhiều ngân hàng thương mại khi phân tích cho vay đối với một khách hàng chưa chú trọng đến việc đánh giá dòng tiền quay vốn của doanh nghiệp mà chỉ chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, lợi nhuận hàng tháng, quý, năm của doanh nghiệp nên đôi khi chưa thể phân tích chính xác khả năng trả nợ đối với khách hàng trong từng thời kỳ hợp lý, nhất là đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng xoay vòng dưới một năm. Chẳng hạn như khi một công ty vay ngân hàng với hợp đồng trả lãi và 01 phần gốc là 03 tháng/lần nhưng vòng quay vốn của công ty là 06 tháng do vậy đến tháng thứ ba là đúng thời gian phải trả lãi + gốc trong khi công ty chưa thể thu hối vốn để thanh tóan điều này đã làm cho công ty không trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Có thể thấy rằng do cán bộ tín dụng chưa chú trọng đến việc phân tích, tính toán điều kiện và khả năng trả nợ đối với khách hàng trong khoảng thời gian hợp lý.
- Thiếu sót quy trình kiểm soát nhằm minh bạch thông tin tài chính .
Tính chính xác của các số liệu báo cáo cần phải được xem xét lại vì hiện nay còn nhiều sơ hở trong quy định để các NHTM tận dụng, chế biến những con số này theo mục đích của họ.
Vì vậy, rủi ro lớn nhất trong quản trị rủi ro tín dụng là chính chúng ta cũng không kiểm soát nổi tình trạng nợ xấu tới mức nào và đã được cải thiện tới đâu.
- Về phía người vay nợ.
Nguyên nhân chủ quan là do năng lực điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác, trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn, một số khách hàng lợi dụng sự thay đổi lãi suất ngân hàng để trục lợi (Ví dụ khi vay vốn mức lãi suất chỉ là 1% /tháng, khi lãi suất huy động lên tới khỏang 1,4 % tháng, mặc dù thời điểm này khách hàng đã có tiền có thể trả nợ vay nhưng không trả mà đem gửi vào ngân hàng để hưởng chênh lệch 0,4%/tháng)
Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai, hoả hoạn, do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý
kinh tế thay đổi đột ngột, do biến động thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi ...
C
á c b i ệ n p h á p p h ò n g n g ừ a r ủ i r o v à n â n g c a o ch ấ t l ư ợ n g t í n d ụ n g h i ệ n n a y Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Gần đây, Ngân hàng nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như:
- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN Ngày 03 /02/ 2005 Thống đốc Ngân hàng về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thay thế Quyết định số 1627 / 2001 /QĐ –NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Việc sửa đổi quy chế cho vay là do những thay đổi của điều kiện pháp lý và yêu cầu tiếp tục đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, một số quy định của quyết định 1627 chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các TCTD, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế , chưa tạo cơ sở cho việc hạch toán, phản ánh đúng chất lượng tín dụng. Theo Quyết định 127, đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ, việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng vay có nợ quá hạn vào tài khoản cho vay thích hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... . Nhìn chung Quy chế cho vay mới phù hợp với thông lệ quốc tế trên phương diện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đảm bảo phân loại khách hàng, giúp cho việc thu hồi vốn vay hiệu quả hơn. Đây là một trong những bước đột phá căn bản nhất của ngành ngân hàng trên bước đường thực hiện cam kết và lộ trình hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Tiếp theo Quyết Định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNN Việt Nam đã
22 tháng 4 năm 2005 và quyết định số 18/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Các nét chính của Quyết Định 493 như sau:
Theo Quyết Định 493, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các quy định trước đây, Quyết Định 493 cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng.
Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.
Khái niệm "nợ" được định nghĩa rất rộng theo Quyết Định 493. Nợ không chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, tiền trả thay cho người được bảo lãnh, mà còn bao gồm các khoản ứng trước, thấu chi, các khoản bao thanh toán (một hình thức cấp tín dụng mới được phép theo Quy chế bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết Định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống Đốc NHNN) và "các hình thức tín dụng khác."
Theo Quyết định 493, các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ "trách nhiệm xử lý rủi ro" và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng chỉ cần tiến hành phân loại nợ mà không phải trích lập dự phòng rủi ro.
Quyết Định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện và được quy định rõ hơn theo Quyết Định 493. Ngoài ra, Quyết Định 493 lần đầu tiên yêu cầu tổ chức tín dụng lập dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ của mình bằng
0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo cách phân loại tại Quyết Định 493.
Tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng thương mại Nhà nước phải thực hiện ngay việc trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Quyết Định 493, nhưng chỉ phải trích lập đủ số tiền dự phòng chung trong thời gian 5 năm kể từ ngày Quyết Định 493 có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005).
Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, thời hạn trích lập đủ cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể sẽ được thực hiện theo quyết định của NHNN và Bộ Tài Chính, nhưng thời hạn tối đa không quá 5 năm kể từ ngày Quyết Định 493 có hiệu lực thi hành.
Phương pháp phân loại nợ và trích tập tự thòng
Ngoài cách phân loại nợ theo phương pháp "định lượng" tương tự như các quy định trước đây, Quyết Định 493 còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện được thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp "định tính" nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
Phương Pháp "Định Lượng"
Quyết Định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:
• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;